Điều chỉnh ngay giá cước cho phù hợp

ANTĐ - Ông Nghiêm Quốc Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) Hà Nội cho biết, do giá xăng dầu thế giới và trong nước liên tục giảm, trong những ngày tới các doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh giá cước vận tải phù hợp.

Điều chỉnh ngay giá cước cho phù hợp ảnh 1Giá xăng dầu giảm mạnh, giá cước vận tải lại chưa “theo kịp”

-PV: Ngày 21-1, giá xăng dầu tiếp tục giảm sâu, tuy nhiên giá cước vận tải lại chưa “theo kịp”, tại sao có tình trạng này, thưa ông?

- Ông Nghiêm Quốc Thắng: Giá xăng, dầu thế giới và trong nước thời gian qua liên tục giảm đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và đặc biệt là ngành vận tải. Hiệp hội VTHKCC đã có văn bản gửi các đơn vị thành viên để tính toán lại giá thành. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân thì giá cước vận tải có giảm nhưng chưa giảm sâu, chưa như mong muốn. Việc giảm giá cước vận tải của các doanh nghiệp phải tiến hành theo một lộ trình nhất định, không thể tăng giảm đột ngột. Các doanh nghiệp phải đăng ký thủ tục, tính toán, in vé, kê khai với cơ quan chức năng. Như vậy, họ cần độ trễ để điều chỉnh giá cước.

Tôi đã nhận được báo cáo từ các đơn vị, theo quy định sau 7 ngày giá xăng dầu biến động thì cần điều chỉnh giá cước vận tải. Nếu không có gì thay đổi, khoảng cuối tuần sau sẽ có thông tin điều chỉnh giá cước vận tải. Tôi tin họ sẽ có những mức điều chỉnh giá cước phù hợp. 

- Hiện nay trên địa bàn TP, tình trạng taxi dừng đỗ bừa bãi đón trả khách vẫn diễn ra, Hiệp hội

Bộ Tài chính yêu cầu giảm cước vận tải

Bộ Tài chính cho biết, giá xăng, dầu từ đầu năm đã có 2 đợt giảm sâu vào ngày 6-1 và 21-1-2015 nhưng qua kiểm tra, nắm tình hình tại một số địa phương cho thấy vẫn còn đơn vị vận tải chưa thực hiện kê khai giảm giá. Vì vậy, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Bộ Giao thông - Vận tải và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường quản lý giá cước vận tải bằng xe ô tô.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông – Vận tải chỉ đạo Sở Giao thông - Vận tải phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan yêu cầu các đơn vị căn cứ phương án tổ chức vận tải và xu hướng giảm giá nhiên liệu để tính toán lại giá thành, kê khai với cơ quan có thẩm quyền; đơn vị nào quá thời hạn quy định mà không thực hiện kê khai giảm giá cướcsẽ bị xử lý theo quy định.  

VTHKCC Hà Nội có kiến nghị, giải pháp gì để góp phần khắc phục tình trạng này?

- Hiệp hội VTHKCC Hà Nội đã gửi công văn cho UBND TP và Sở GTVT Hà Nội, cũng như đưa vào nghị quyết ban chấp hành Hiệp hội, đề nghị TP công nhận taxi là phương tiện VTHKCC, chỉ sau xe buýt. Nếu được chấp thuận, thì các hãng taxi lớn sẽ được hưởng một số ưu đãi về tuyến đường, điểm dừng, điểm đỗ. Với số lượng hơn 4.000 taxi trong Hiệp hội (kể cả ngoài Hiệp hội thì có khoảng hơn 1 vạn xe) mà chỉ có hơn 60 điểm đỗ theo quy hoạch hiện tại, thì quá ít, nên dẫn đến tình trạng dừng đỗ lộn xộn như hiện nay. Hiệp hội xin kiến nghị với Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị chủ quản nghiên cứu, xem xét cho phép taxi được đón trả khách tại các bến xe buýt (đã được bố trí khá hợp lý) thì sẽ giảm được tình trạng lộn xộn, đặc biệt tại các tuyến đường trọng điểm, có lưu lượng người tham gia giao thông đông. 

- Với thực trạng giao thông căng thẳng của Hà Nội, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Hiệp hội có đề xuất gì nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, giúp người dân đi lại an toàn, thuận tiện, giảm chi phí?

- Theo quan điểm của Hiệp hội, đầu tiên TP cần có lộ trình quản lý, phát triển xe máy một cách hợp lý. Tiếp đến, cần phát triển hơn nữa các tuyến đường dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT) như tuyến Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ đang làm hiện nay. Việc phân làn cũng cần được làm triệt để, một số tuyến phố như Đại Cồ Việt, Bà Triệu, Phố Huế, Trần Khát Chân…. trước kia được phân làn một thời gian rồi lại bị bỏ bẵng.

- Liên quan đến tuyến xe buýt nhanh BRT, theo ông, các nhà chờ xe buýt được bố trí như thế đã hợp lý chưa?

- Khoảng cách giữa các nhà chờ là hợp lý, tuy nhiên theo tôi còn thiếu cầu vượt nhẹ bằng thép dành cho khách bộ hành đi từ lề đường ra nhà chờ (vốn nằm giữa đường). Dải phân cách cứng giữa đường cũng nên biến thành vỉa hè đi bộ (thay vì trồng cây) để người dân có thể đi bộ từ nhà chờ A sang nhà chờ B. Tôi cũng băn khoăn về những nút “thắt cổ chai” ở hai đầu các cây cầu vượt Lê Văn Lương - đường Láng; Láng Hạ - Thái Hà… sẽ khiến cho xe buýt khó có thể đi nhanh được theo tiêu chuẩn BRT.

- Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Công Hùng, Phó TGĐ phụ trách vận tải Tập đoàn Mai Linh: Sẽ tiếp tục giảm giá cước taxi từ 6 đến 10%

“Trước diễn biến tình hình xăng dầu giảm giá liên tục trong thời gian vừa qua, Tập đoàn Mai Linh đã 2 lần điều chỉnh giá cước. Cụ thể, đầu tháng 12-2014, giảm 8% (từ 13.000đ/km xuống còn 12.300 đ/km). Lần thứ hai vào ngày 6-1-2015, giảm 3% (từ 12.300đ/km xuống còn 11.900đ/km). Tất cả những thông tin này chúng tôi đã báo cáo Sở Tài chính - Sở GTVT Hà Nội và công bố trên website của Tập đoàn Mai Linh cũng như các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngày 21-1, giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm 1.897 đồng/lít, Tập đoàn Mai Linh dự kiến sẽ tiếp tục giảm giá cước taxi từ 6 đến 10% . Hiện kế hoạch giảm giá cước đang chờ Hội đồng quản trị Tập đoàn Mai Linh cân đối và xét duyệt”.