- Đường sắt Bắc - Nam: Trăm năm vẫn thế!
- Sẽ có đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 1 triệu tỷ đồng
- Đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ có đoạn thí điểm sau 2020
Cần nguồn vốn rất lớn để xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam
Đây là dự án có tổng kinh phí đầu tư rất lớn nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cần trình Quốc hội xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư.Theo đề án đầu tư tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Hà Nội-TP.HCM đến năm 2020 được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ, dự án có tổng mức đầu tư gần 230.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm khoảng 40%, còn lại là vốn nhà đầu tư huy động.
Với chiều dài 1.372km, đề án phân chia thành 20 dự án thành phần, mỗi dự án được khai thác độc lập, phù hợp với khả năng huy động theo hình thức PPP (hợp tác công tư) có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước, thời gian thu phí ít hơn 25 năm.
Thẩm tra tờ trình của Chính phủ về kế hoạch này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải phân tích, dự án làm hơn 1.300km cao tốc Bắc - Nam do Chính phủ đề xuất là dự án có quy mô rất lớn, tác động đến nhiều vùng, miền. Có ý kiến cho rằng, trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp, việc đầu tư tuyến đường này cần tính toán trên cơ sở nguồn lực thực tế. “Với dự án lớn như đường cao tốc Bắc - Nam, Chính phủ cần trình Quốc hội xem xét quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư” - ông Nguyễn Đức Hải nêu.
Trong văn bản góp ý kiến về dự án này, Bộ Tài chính cho biết, rất khó để thu xếp đủ vốn cho dự án. Theo Bộ Tài chính, đề xuất ngân sách hỗ trợ 40,7% vốn là rất lớn so với kế hoạch đầu tư công trung hạn đang được xây dựng. Việc huy động vốn nhà đầu tư bên ngoài cũng không dễ, bởi thời gian qua ngành ngân hàng đã cho các nhà đầu tư BOT vay ở mức khá cao.
Do vậy, Bộ Tài chính đề xuất, việc huy động vốn nên định hướng lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng huy động vốn ngoài nước với mức lãi suất vốn vay hợp lý.