Có một dòng sông ba màu nước

ANTĐ -Ở nơi thượng nguồn của những con sông nước luôn tuôn trào thác đổ, ấy vậy nhưng chưa hẳn ở nơi đó đã có đủ nước sinh hoạt.

Từ xa xưa, một số đồng bào Tây Bắc đã coi nước như một vị thần hiển linh trong cuộc sống. Đồng bào Mông ở Sơn La  thì có tục tế lễ cảm tạ nước ngọt vào dịp đầu năm, còn đồng bào Lự  ở Lai Châu thì có lễ trầm mình xuống dòng sông Nậm Mu (nhánh nhỏ chảy ra sông Đà) té nước cầu cho những giọt nước sông, suối luôn trong sạch và ào ạt.

Vậy nhưng, ở nơi thượng nguồn của sông suối nhưng không phải đã dư thừa nước sinh hoạt. Những năm gần đây, dòng nước đầu nguồn sông Đà, sông Chảy, sông Hồng... bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi sự tác động của con người. Nạn chặt phá rừng, nạn khai thác khoáng sản, đào đãi vàng dưới lòng suối, lòng sông đã làm cho những khúc sông ngầu đục. Rồi nạn đầu độc nguồn nước của những nhà máy chế biến ở hai bên bờ con sông đã biến thành những dòng sông đen, sông chết.

Nước không phải là tài nguyên vô tận. Ngay cả những dòng sông dưới đây, cũng rất có thể một ngày cạn kiệt, trơ đáy nếu như việc ứng xử với tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi.

Những hình ảnh hưởng ứng ngày thế giới nước (22-3) ở thượng nguồn sông Đà, sông Mã, và sông Hồng, sông Giăng...

Dòng Nậm Na ở Lai Châu mùa khô hạn

Đầu nguồn sông Đà bị ô nhiễm bởi nạn khai thác khoáng sản

Thiếu nữ bên dòng sông Đà

Những bể trữ nước sinh hoạt ở vùng cao Tam Đường, Lai Châu

Những đứa trẻ tắm bên mó nước tự nhiên ở Lai Châu

Nguồn nước thượng lưu sông Đà đang bị ô nhiễm trầm trọng

Bến "tiên nữ" bên dòng sông Đà

Lễ tri ân nguồn nước của người Lự ở Lai Châu

Thác nước thượng nguồn sông Mã

Đập nước sông Giăng, Con Cuông, Nghệ An

Nguồn nước tự nhiên nhưng không có nghĩa là vô tận,
nó sẽ cạn kiệt nếu như con người tác động tiêu cực

Lễ té nước cầu mưa của bà con dân tộc Lai Châu

Hồ treo xanh mát- nguồn sống của một số đồng bào khu vực  
xã Lũng Pù, Mèo Vạc, Hà Giang

Người dân khai thác khoáng sản ở sông Nậm Mu, Lai Châu

Sự tàn sát cây rừng của con người sẽ là hành động làm biến mất cảnh sắc hoang sơ của
 núi rừng, và đó cũng là cách "chặt" đứt vĩnh viễn những dòng thác đẹp