Tuổi tác: Đa số những người bị bệnh huyết áp cao đều là người từ tuổi trung niên, ở nam giới độ tuổi hay mắc các nguy cơ huyết áp cao khoảng 40-45 tuổi, còn phụ nữ thì sau thời kỳ mãn kinh. Ở độ tuổi này con người dễ bị tăng huyết áp tâm thu do động mạch trở nên cứng hơn, mà nguyên nhân là do xơ cứng động mạch.
Di truyền: Điều này rất phổ biến bởi vì có nhiều trường hợp bị huyết áp cao có cùng quan hệ huyết thống.
Thừa cân: Những người béo phì thường có nguy cơ bị huyết áp cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường.
Hoạt động thể chất: Với người có lối sống ít vận động sẽ thường xuyên tăng nhịp tim, loạn nhịp hoặc huyết áp cao do các tường ngăn của các động mạch. Ngoài ra, lối sống lười vận động sẽ là một nguyên nhân gây béo phì và thừa cân.
Hút thuốc lá: Các nhà khoa học cho rằng, ngay tại thời điểm chúng ta hút thuốc hoặc nhai thuốc thì huyết áp lúc đó cũng tăng lên đáng kể. Vì các thành phần hóa học có trong thuốc lá làm thay đổi thành niêm mạc của động mạch, dẫn đến áp lực tăng gây ra các triệu chứng của bệnh huyết áp cao. Hơn nữa, những người hút thuốc thụ động cũng có những tác động tương tự.
Chế độ ăn uống: Không nên ăn quá mặn bởi lượng natri cao sẽ góp phần đẩy nhanh tình trạng bệnh xấu đi. Bổ sung đầy đủ hàm lượng kali, canxi, sẽ giúp điều chỉnh sự cân bằng của natri trong tế bào, hoặc các enzyme sản xuất ra từ thận.
Bệnh tật: Các bệnh tiểu đường, bệnh thận, ngưng thở khi ngủ, hàm lượng cholesterol cao cũng làm tăng đáng kể nguy cơ huyết áp cao. Ngoài ra, sự căng thẳng cũng gây ra huyết áp cao tạm thời nhưng lại rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, thận, mắt và hệ thần kinh.
Đối với những người chưa hoặc mới bị huyết áp cao nên có lịch khám tổng quát định kỳ 1 năm 1 lần để biết và kiểm soát được huyết áp của mình tránh được nhiều nguy cơ từ huyết áp cao.