Áp dụng công nghệ 5G để xây dựng thành phố giao thông thông minh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Quảng Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông) là thành phố lớn thứ ba ở Trung Quốc, sau Bắc Kinh và Thượng Hải. Đây là thành phố giao thông thông minh áp dụng công nghệ 5G đầu tiên trên thế giới với tất cả hệ thống giao thông của thành phố tham gia, mang lại lợi ích toàn diện.

Vào năm 2020, China Mobile, Sở Giao thông vận tải thành phố Quảng Châu, ZTE và hơn 10 đối tác khác trong ngành đã cùng tham gia và công bố thành phố giao thông thông minh 5G đầu tiên trên thế giới tại Quảng Châu. Trong hai năm qua, dự án không chỉ mang lại lợi ích cho 20 triệu người dân ở thành phố Quảng Châu mà còn mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp khác cũng như các cơ quan chính phủ. Hệ thống giao thông bao gồm xe buýt, tàu điện ngầm và tàu cao tốc ngày càng được cải thiện hơn về vận hành và bảo trì tự động, điều hành, quản lý, mang lại sự hài lòng và thu hút đông hành khách tham gia các loại hình giao thông công cộng hơn.

Tuyến đường sắt cao tốc Quảng Châu - Thâm Quyến - Hồng Kông (Trung Quốc) được cung cấp dịch vụ di động 5G tốc độ cực nhanh, gấp 100 lần so với 4G

Tuyến đường sắt cao tốc Quảng Châu - Thâm Quyến - Hồng Kông (Trung Quốc) được cung cấp dịch vụ di động 5G tốc độ cực nhanh, gấp 100 lần so với 4G

Thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số của ngành giao thông vận tải

Cùng với việc tăng cường áp dụng công nghệ, hệ thống giao thông vận tải tại Quảng Châu ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, an toàn, an ninh, đem lại sự hài lòng cho hành khách và kết quả kinh doanh ngày càng tốt hơn. Khi đường sắt tốc độ cao đầu tiên với mắt thông minh HD, hệ thống thị giác máy (machine vision) cung cấp khả năng kiểm tra và phân tích tự động dựa trên các hình ảnh và trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng tỷ lệ hỏng hóc và chi phí bảo trì giảm 20%. Tuyến đường sắt tốc độ cao 5G đầu tiên có cự ly cảnh báo sớm tối thiểu lên tới 8km, giám sát theo thời gian thực và xử lý hình ảnh AI, xác định các yếu tố rủi ro và tự động nâng mức cảnh báo. Đường sắt tốc độ cao 5G với khả năng lưu trữ dữ liệu lớn giúp nâng cao hiệu quả công việc lên gấp 10 lần. Công suất xử lý trung bình hàng ngày của trạm điều phối đường sắt thông minh 5G là 13.500 phương tiện, tăng hiệu suất lên 70% và giảm 25% nhân lực.

Cùng với đó là hệ thống tàu điện ngầm thông minh 5G đầu tiên, bao gồm tàu điện ngầm định vị chính xác cao 5G và tàu điện ngầm ứng dụng mạng riêng 5G. Dịch vụ tàu điện ngầm thông minh đã được hiện thực hóa, nhờ đó, đã nâng cao 20% hiệu quả hoạt động, tiết kiệm hơn 30% nhân lực cho vị trí giám sát và phục vụ hàng khách tại các nhà ga.

Với hệ thống điều phối xe buýt thông minh 5G đầu tiên, lịch trình của các tuyến xe buýt được rút ngắn và giúp tăng lưu lượng hành khách 10%. Thêm vào đó, công nghệ kiểm tra 5G cũng lần đầu tiên được ứng dụng làm tăng tỷ lệ phát hiện rủi ro của cầu Nam Sa hơn 65%. Ngoài ra, sức khỏe và vấn đề an toàn lao động của nhân viên các công ty vận tải cũng được cải thiện đáng kể nhờ ứng dụng công nghệ 5G. Chẳng hạn, nhờ công nghệ, nhân viên sửa chữa đường sắt tốc độ cao, sửa chữa đường hầm hay nhân viên bảo trì cầu đường có thể theo dõi và kiểm tra tại phòng giám sát, không phải làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao hoặc thời tiết lạnh giá, không phải liên tục cúi xuống ngẩng lên như trước đó, hay chui xuống các toa xe, cũng không phải đi vào các đường hầm sâu hút hút… Điều kiện làm việc được cải thiện đã giúp giảm nguy cơ bị tai nạn.

Giúp người dân thay đổi trải nghiệm du lịch

Dự án này đã thay đổi trải nghiệm du lịch của đại đa số người dân tại thành phố với hơn 20 triệu dân này.

- Thoải mái và tiết kiệm thời gian: Ứng dụng “Đi du lịch” 5G đã cung cấp dịch vụ du lịch hợp lý cho 10 triệu người. Hành khách có thể tra cứu thời gian đến của xe buýt, tình trạng chỗ ngồi, xe có đông hay không. Với dữ liệu theo thời gian thực, máy soi an ninh 5G “tất cả trong một” cho phép hành khách và hành lý qua cổng nhanh chóng. Trung tâm điều hành xe buýt có thể giám sát tình trạng hoạt động của xe buýt theo thời gian thực và linh hoạt điều chỉnh năng lực vận chuyển, rút ngắn thời gian chờ đợi của hành khách.

- An toàn: Hệ thống cảnh báo sớm khoảng cách đường sắt tốc độ cao 5G, đường hầm kỹ thuật số 5G, giám sát dữ liệu trạng thái xe buýt, cảnh báo sớm lái xe an toàn và các ứng dụng khác, tất cả đều nhằm đảm bảo an toàn cho hành trình. Trong trường hợp khẩn cấp, kính an ninh công nghệ thực tế tăng cường AR trên tàu điện ngầm có thể nhanh chóng đối chiếu dữ liệu và đưa ra cảnh báo, do đó tăng tốc độ xử lý các sự cố an ninh.

- Trải nghiệm thú vị: Với việc áp dụng công nghệ SuperMIMO trong nhà, hành khách có thể tận hưởng công nghệ băng thông vượt mức 750Mbps trên tàu điện ngầm ở khoảng cách lên đến 160km. Ngoài ra, sau khi lên tàu, hành khách có thể truy cập mạng nội bộ của điện thoại di động 5G, đồng thời thưởng thức các bộ phim trên tàu và thông tin mới nhất trong ứng dụng “Life on HSR” (Đường sắt cao tốc) và “Tencent Video” (Tencent là công ty truyền thông xã hội lớn nhất ở Trung Quốc). Hệ thống định vị tàu điện ngầm có thể được kết nối với các ứng dụng của bên thứ ba để cung cấp thông tin điều hướng, mua sắm và phục vụ một cách chính xác cho hành khách.

Cho đến nay, dự án thành phố giao thông thông minh 5G Quảng Châu đã được trao một số giải thưởng quốc gia. Sự thành công của dự án đã kích hoạt hàng chục thành phố nhân rộng và thúc đẩy các hệ thống tương tự. Giao thông thông minh có tiềm năng kinh doanh rất lớn trong tương lai. Trong tương lai gần, diện mạo các thành phố thông minh sẽ mở ra các dịch vụ hành khách hoàn toàn mới và sự thay đổi toàn diện trong lĩnh vực vận tải. Dự báo, ngành giao thông thông minh dự kiến sẽ tăng 130 tỷ USD vào năm 2024.