Những điều cần biết về cách chữa trị bệnh thoái hóa khớp

ANTĐ - Không như các bệnh lý thông thường khác, thoái hóa khớp diễn ra theo sự già đi tự nhiên nên không thể có thuốc đặc trị, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, các giải pháp tiên tiến nhất thường tập trung vào việc phục hồi lại lớp sụn khớp và dịch khớp nhằm làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giảm dần việc hư tổn sụn và cạn kiệt dịch khớp.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là sự hao mòn, hư tổn của sụn khớp, dịch khớp cũng như các thành phần kế cận như vùng bao khớp, vùng xương tiếp giáp... Khi sụn khớp bị thoái hóa, lớp sụn dần mất đi, dịch khớp dần cạn kiệt khiến cho các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau ở các vị trí khớp gây nên tình trạng đau nhức tê buốt, đặc biệt khi phải vận động như mang vác đồ vật, lên xuống cầu thang, thay đổi tư thế. Bệnh không mang tính cấp mà diễn tiến theo tuổi tác, thời gian, thường xuất hiện sau tuổi 30, tăng dần và phổ biến ở tuổi trung niên.

Các biểu hiện ban đầu thường gặp đó là đau nhức khi mang vật nặng hoặc vận động với mức độ cao. Nặng hơn là sưng, nóng đỏ xuất hiện ở các khớp chân, tay, háng, cột sống, đốt sống cổ, bả vai... Với những bệnh nhân dịch khớp suy giảm, các khớp thường bị khô khiến cho việc vận động gặp nhiều khó khăn, thậm chí khi cử động còn nghe thấy tiếng lạo xạo, răng rắc ở các khớp.

Nếu không có những giải pháp chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sưng khớp, viêm khớp rồi gai khớp, cứng khớp, người bệnh sẽ rất khó vận động ngay cả những hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Chữa thoái hóa khớp thế nào?

Không như các bệnh lý thông thường khác, thoái hóa khớp diễn ra theo sự già đi tự nhiên nên không thể có thuốc đặc trị, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, các giải pháp tiên tiến nhất thường tập trung vào việc phục hồi lại lớp sụn khớp và dịch khớp nhằm làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giảm dần việc hư tổn sụn và cạn kiệt dịch khớp.

Với các bệnh nhân bị thoái hóa cấp như: đau, sưng, viêm, tấy hay gai khớp, vôi khớp... các bác sỹ thường chỉ định dùng các thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc các thuốc thuộc nhóm kháng viêm như diclofenac, ibuprofen, nhóm oxicam, nhóm coxib… Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc giảm đau, tiêu viêm trong các đợt điều trị cấp, với tác dụng làm giảm các triệu chứng đau buốt, tê nhức. Không nên lạm dụng dùng thường xuyên bởi các thuốc này có tác dụng phụ, nhất là ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận.

Thuốc nào tốt cho người thoái hóa khớp?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dùng cho bệnh nhân thoái hóa khớp, trong đó các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu được đánh giá cao bởi tính an toàn với người dùng và hiệu quả trong phòng trị bệnh. Đáng chú ý là sản phẩm viên uống Arthri - Flex nhập khẩu nguyên hộp từ Mỹ dành cho người thoái hóa khớp.

 Đây là sản phẩm có công thức độc đáo, tiên tiến nhất hiện nay với 10 thành phần thiết yếu, hàm lượng cao.  Đặc biệt Arthri - Flex  cũng là sản phẩm duy nhất có chứa Glucosamin Sulfate hàm lượng 1500mg và  FLEXICOL (Collagen tuýp 2 không biến tính) với hàm lượng cao nhất  965mg, ngoài ra có chứa Acid Hyaluronic (hoạt chất dịch khớp)- giúp phục hồi sụn khớp và tăng cường dịch khớp hiệu quả.

Nếu như các giải pháp thông thường khác chỉ giúp giảm đau tạm thời, thì Arthri - Flex được xem là giải pháp ưu việt, có tính căn bản, lâu dài trong việc ngăn chặn, làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Người bệnh chỉ cần dùng 2-3 tháng Viên uống Arthri - Flex đã cảm nhận được hiệu quả rõ rệt trong việc giảm các triệu chứng sưng đau, tê buốt, nóng đỏ.

Các thành phần của Viên uống Arthri - Flex được bào chế từ các hoạt chất thiên nhiên như: Collagen từ sụn ức gà, vỏ cua biển... nên hoàn toàn không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày hay bất kỳ chức năng nào của cơ thể. Vì thế, người bệnh có thể dùng liên tục từ 3-6 tháng mỗi lần để quá trình phục hồi sụn khớp, dịch khớp đạt hiệu quả tốt nhất.