Người miền xuôi có “mốt” chuộng đồ dân tộc. Còn người dân tộc biết được “ý” của người miền xuôi nên đã mang những sản vật của núi rừng ra bên đường bán cho khách. Giờ đây, đồng bào dân tộc đã biết bám đường để mưu sinh thay vì đi nương rẫy vất vả. Song, tài nguyên thì hữu hạn, nhu cầu thì vô hạn. Việc trao đổi hàng hóa giữa miền xuôi và miền ngược mạnh mẽ bao nhiêu thì đồng nghĩa với việc sản vật núi rừng bị cạn kiệt.
Vì thế đã nảy sinh câu chuyện “người miền xuôi làm hư người miền núi”. Cách đây vài năm ở miền núi Tây Bắc có những chuyến xe hàng ồ ạt mang hàng tiêu dùng lên đổi lấy nông sản của người dân bản địa. Từ hoa chuối cho đến những bó củi khô... người miền xuôi đều đổi tuốt. Nhưng, buồn thay cho bà con, bị “người khôn” ở miền xuôi lợi dụng lòng thật thà nên đều bị dùng phải hàng rởm. Từ nước mắm, đến bột canh tất thảy đều là hàng rởm…

Một con dúi đang kêu thảm trong tay người bán

Sản vật ngày càng hiếm ở ngay nơi cửa rừng

Ở những chợ phiên miền núi giờ đây
đồ miền xuôi chiếm đa phần

Giao thương miền xuôi ngược làm thay đổi cuộc sống
song cũng làm mất đi nhiều bản sắc của đồng bào dân tộc

Những mớ rau rừng giờ đây cũng cạn kiệt
ở ngay cửa rừng

Em bé bán rau dớn bên đường

Các loại nông sản đều đã "ra đường"
để phục vụ người có nhu cầu

Những bó củi khô giờ cũng khó kiếm hơn trước rất nhiều

Bán gừng

"Quầy" rau rừng
bên đường

Chợ phiên Sì Lở Lầu, Phong Thổ, Lai Châu

Rau rừng tuy sạch nhưng giờ phải đi kiếm
cả ngày mới được vài mớ