Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 28 tháng 1 năm 2024 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 28-1-2024 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho đi xa, di chuyển, dời chỗ, giải quyết công việc, nhóm họp, bàn bạc, giao thiệp, chỉnh đốn nhà cửa, tu bổ đồ đạc.

Chủ nhật ngày 28 tháng 1 năm 2024

Năm Quý Mão

Tháng Chạp (Đủ)

Tháng Ất Sửu

Ngày Tân Mão

Giờ Mậu Tý

Ngũ hành: Mộc - Sao: Mão - Trực: Mãn

Đại Hàn: 20/01/2024 (10/12 âm lịch) lúc 21g08’

Lập Xuân: 04/02/2024 (25/12 âm lịch) lúc 15g28’

Đà Nắng: nước lớn 23g15’ - nước ròng 06g32’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Dần (03g-05g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Mùi (13g-15g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Đi xa, di chuyển, dời chỗ, giải quyết công việc, nhóm họp, bàn bạc, giao thiệp, chỉnh đốn nhà cửa, tu bổ đồ đạc.

Cung hoàng đạo: Bảo Bình (20/1 – 18/2): Bảo Bình có tính cách khá tùy hứng, bốc đồng nhưng đứng trước tình bạn, tình yêu, họ có thể trở thành một người kiên nhẫn, cố chấp đến khó hiểu. Một khi đã trao tình cảm cho ai, đừng hòng Bảo Bình bỏ cuộc, chạy trốn, chia li dù đối phương chẳng còn yêu mình. Họ cũng chẳng ngại ngần việc để lộ tâm trạng yếu đuối si tình trước mặt người khác.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Việt Nam anh dũng sáng ngời/ Ánh gươm độc lập giữa trời soi chung” (Tố Hữu)

“Cuộc đời của chúng ta cũng như 1 tách cà phê. Nhưng đôi khi vì quá chạy theo những cái tách mà chúng ta bỏ lỡ cơ hội thưởng thức cà phê” (Khuyết danh)

“Cuộc đời đầy những điều ngớ ngẩn lạ lùng, thứ mà, cũng đủ kỳ lạ, thậm chí không cần mang vẻ hợp lý, bởi chúng là sự thật” (Luigi Pirandello)

Thời tiết dịp Tết Giáp Thìn diễn biến ra sao, có xảy ra rét đậm, rét hại?

Thời tiết dịp Tết Nguyên đán có khả năng xuất hiện rét nhưng ít khả năng xảy ra rét đậm, rét hại như đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc và miền Trung.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, giai đoạn gần và trong Tết Nguyên đán từ 6-12/2/2024 (từ 27 tháng Chạp đến mùng 3 Tết), không khí lạnh có khả năng hoạt động ở miền Bắc, Bắc Trung bộ nhưng ít khả năng có không khí lạnh mạnh.

Vì vậy thời tiết dịp Tết Nguyên đán có khả năng xuất hiện rét nhưng ít khả năng xảy ra rét đậm, rét hại như đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc và miền Trung.

Cũng do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực Bắc và Trung Trung bộ trong dịp gần và trong Tết Nguyên đán có thể xuất hiện mưa rải rác nhưng ít khả năng xuất hiện mưa lớn diện rộng.

Thời tiết dịp Tết Giáp Thìn ở Bắc bộ có khả năng xảy ra rét nhưng không rét đậm, rét hại
Thời tiết dịp Tết Giáp Thìn ở Bắc bộ có khả năng xảy ra rét nhưng không rét đậm, rét hại

Khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ dịp gần và trong Tết Nguyên đán phổ biến ít mưa, ngày nắng ráo, khu vực Đông Nam bộ có thể xuất hiện nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết từ ngày 2/2 (23 tháng Chạp), cơ quan này sẽ phát bản tin chi tiết thời tiết Tết và sẽ cập nhật một lần một ngày vào buổi chiều các ngày.

Các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ đang trải qua những ngày lạnh giá nhất trong mùa đông năm nay, bắt đầu từ ngày 20/1. Tại Mẫu Sơn, Lạng Sơn đêm 23, sáng sớm ngày 24/1 ghi nhận nhiệt độ xuống -2,9 độ C, là mức nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận từ đầu mùa đông.

Nhiều khu vực khác có nhiệt độ rất thấp như Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 1,5 độ C, Đồng Văn (Hà Giang) 1,6 độ C, Sa Pa (Lào Cai) 2,6 độ C, Pha Đin (Điện Biên) 2,3 độ C, Mộc Châu (Sơn La) là 3,2 độ C. Các khu vực khác ở miền Bắc và Bắc Trung bộ, nhiệt độ phổ biến dưới 10 độ C. Thủ đô Hà Nội nhiệt độ thấp nhất những ngày qua là 8,5 độ C, ghi nhận tại Ba Vì và Hoài Đức vào sáng sớm ngày 24/1.

Bạo lực học đường gia tăng, Thủ tướng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống

Trước tình trạng bạo lực học đường gia tăng và ngày càng trẻ hóa, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ sở giáo dục, giáo viên phải chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống...

Công an phối hợp với nhà trước giáo dục kỹ năng xử lý tình huống phát sinh bạo lực học đường cho học sinh
Công an phối hợp với nhà trước giáo dục kỹ năng xử lý tình huống phát sinh bạo lực học đường cho học sinh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.

Chỉ thị nêu: tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên vẫn còn diễn biến phức tạp. Hình thức bạo lực học đường ngày càng đa dạng, tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa.

Để khắc phục, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định, nhiệm vụ, giải pháp về công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Cùng đó, chỉ đạo các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống; kỹ năng ứng xử với mạng xã hội liên quan đến bạo lực học đường, giáo dục an toàn, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội đối với trẻ em, học sinh, sinh viên; tăng cường kỹ năng xử lý các tình huống có liên quan tới việc phát sinh bạo lực học đường…

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội tại khu vực trường học. Thực hiện tốt chế độ giao ban công tác an ninh, trật tự, an toàn trường học với chính quyền và cơ sở giáo dục.