Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 27 tháng 1 năm 2024 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 27-1-2024 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, ký kết, giao dịch, an táng, cải táng.

Thứ 7 ngày 27 tháng 1 năm 2024

Năm Quý Mão

Tháng Chạp (Đủ)

Tháng Ất Sửu

Ngày Canh Dần

Giờ Bính Tý

Ngũ hành: Mộc - Sao: Vị - Trực: Trừ

Đại Hàn: 20/01/2024 (10/12 âm lịch) lúc 21g08’

Lập Xuân: 04/02/2024 (25/12 âm lịch) lúc 15g28’

Vũng Tàu: nước lớn 16g03’ - nước ròng 08g50’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Thìn (07g-09g), Tỵ (09g-11g), Mùi (13g-15g), Tuất (19g-21g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, ký kết, giao dịch, an táng, cải táng.

Cung hoàng đạo: Bảo Bình (20/1 – 18/2): Bảo Bình có tính cách khá tùy hứng, bốc đồng nhưng đứng trước tình bạn, tình yêu, họ có thể trở thành một người kiên nhẫn, cố chấp đến khó hiểu. Một khi đã trao tình cảm cho ai, đừng hòng Bảo Bình bỏ cuộc, chạy trốn, chia li dù đối phương chẳng còn yêu mình. Họ cũng chẳng ngại ngần việc để lộ tâm trạng yếu đuối si tình trước mặt người khác.

* Ngày ký hiệp định Paris về Việt Nam (1973):

Trải qua “4 năm 8 tháng 16 ngày - bắt đầu ngày 13/5/1968 và Hiệp định Paris được ký ngày 27/01/1973. Quá trình Hội nghị gồm 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1.000 cuộc phỏng vấn và nhiều phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới. Hiệp định có 9 chương 23 điều, gồm 4 loại điều khoản chính: (i) Các điều khoản chính trị ghi các cam kết của Hoa Kỳ: tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, tôn trọng quyền tự quyết của Nhân dân miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ không tiếp tục dính líu quân sự, không can thiệp công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam; (ii) Các điều khoản về quân sự: ngừng bắn, Hoa Kỳ rút hết quân trong 60 ngày; chấm dứt bắn phá miền Bắc; nhận tháo gỡ mìn do Hoa Kỳ đã rải ở miền Bắc; (iii) Các điều khoản về nội bộ miền Nam: nguyên tắc hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử tự do, thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải, hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần để tổ chức tổng tuyển cử; (iv) Các điều khoản về thống nhất Việt Nam, về Lào và Campuchia, về cơ cấu thi hành Hiệp định Ủy ban liên hợp và Ủy ban quốc tế; về Hội nghị quốc tế xác nhận Hiệp định và điều khoản về việc Hoa Kỳ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam dân chủ cộng hòa”.

Đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa tại lễ ký kết Hiệp định Paris (Ảnh: Tư liệu)
Đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa tại lễ ký kết Hiệp định Paris (Ảnh: Tư liệu)

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là sự thắng lợi và là kết quả của cuộc đấu tranh anh dũng của toàn thể nhân dân ta, là thắng lợi của sức mạnh quân sự, sức mạnh ngoại giao và tinh thần đoàn kết, truyền thống giữ nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta. Theo đó, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta: “Đánh cho Mỹ cút”, tạo tiền đề để “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Cuộc sống luôn là việc chờ đợi tới đúng thời điểm để hành động” (Paulo Coelho)

“Bí mật tốt nhất trong đời là không có bí mật nào. Cho dù mục tiêu của bạn là gì. Bạn có thể đạt tới nếu bạn sẵn lòng lao động” (Oprah Winfrey)

“Cuộc sống là đóa hoa mà tình yêu là mật ngọt” (Zora Neale Hurston)

Năm 2024, trường hợp nào được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, năm 2024 có thêm nhiều đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, Nghị định 75/2023/NĐ-CP đã bổ sung đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, đó là người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hiện đang cư trú tại các xã an toàn khu cách mạng đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Như vậy, năm 2024, các trường hợp được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí thuộc nhóm: Được cơ quan Bảo hiểm xã hội đóng; được ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng và cơ sở đào tạo đóng.

Nhóm đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí do cơ quan Bảo hiểm xã hội đóng

Theo đó, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ đóng bảo hiểm y tế cho 6 nhóm đối tượng gồm: (1) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; (2) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.

(3) Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành; (4) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng; (5) Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; (6) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nhóm đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí do ngân sách nhà nước đóng

Nhóm này có 21 nhóm, bao gồm: Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu theo quy định tại Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP; Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước; Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Cựu chiến binh theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP; Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm; Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc diện hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật và trợ giúp xã hội...

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến hết năm 2023, cả nước có trên 93,3 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 93,35% dân số. Việc giải quyết, chi trả chế độ, chính sách bảo hiểm y tế đảm bảo đầy đủ tới người tham gia.