Xem lịch âm - Lịch vạn sự hôm nay ngày 25 tháng 1 năm 2024 tốt hay xấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Lịch vạn sự ngày hôm nay 25-1-2024 có gì đáng chú ý? Hôm nay là ngày thuận lợi cho đi xa, di chuyển, dời chỗ, giải quyết công việc, nhóm họp, bàn bạc, giao thiệp, chỉnh đốn nhà cửa, tu bổ đồ đạc.

Thứ 5 ngày 25 tháng 1 năm 2024

Năm Quý Mão

Tháng Chạp (Đủ)

Tháng Ất Sửu

Ngày Mậu Tý

Giờ Nhâm Tý

Ngũ hành: Hỏa - Sao: Khuê - Trực: Bế

Đại Hàn: 20/01/2024 (10/12 âm lịch) lúc 21g08’

Lập Xuân: 04/02/2024 (25/12 âm lịch) lúc 15g28’

Đà Nẵng: nước lớn 21g10’ - nước ròng 04g51’

Giờ Hoàng đạo: Tý (23g-01g), Sửu (01g-03g), Mão (05g-07g), Ngọ (11g-13g), Thân (15g-17g), Dậu (17g-19g)

Giờ hoàng đạo là giờ tốt theo phong tục.

Theo phong tục của người dân Việt Nam thì có hai loại giờ: giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo. Giờ hoàng đạo nghĩa là giờ tốt, có thể làm được nhiều việc trọng đại như: ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp... Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng giờ hoàng đạo được. Theo dân gian, trong mỗi ngày thì có 6 giờ hoàng đạo và 6 giờ hắc đạo. Vì vậy, giờ hoàng đạo và giờ hắc đạo được chi phối bằng nhau trong mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm.

Người Việt Nam quan niệm rằng, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh là nhị thập bát tú. Trong đó có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Nếu giờ đó thuộc cung của sao Tốt thì có nghĩa là giờ tốt, nếu giờ đó phạm phải sao xấu sẽ giờ xấu. Tùy theo mức độ, tính chất của sao mà tốt trong mỗi lĩnh vực. Ví dụ: Sao Bích tốt trong cưới hỏi, sao Lâu tốt trong xây dựng...

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, khi khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt, khánh thành công trình... đều phải chọn giờ hoàng đạo.

Nhưng lưu ý là có những trường hợp đặc biệt không thể máy móc chọn giờ tốt được. Ví dụ sắp đến giờ tàu, xe xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi nhỡ kế hoạch; hoặc có giờ tốt, ngày tốt, nhưng thời tiết rất xấu, chưa khởi công được... Nếu cứ quá câu nệ nhiều khi lại hỏng việc. Và nếu làm như thế, nó trở thành mê tín dị đoan, hậu quả khó lường.

Ngày hôm nay thuận lợi: Đi xa, di chuyển, dời chỗ, giải quyết công việc, nhóm họp, bàn bạc, giao thiệp, chỉnh đốn nhà cửa, tu bổ đồ đạc, khai trương, mở hàng, an táng.

Cung hoàng đạo: Ma Kết – Con dê biển (22/12 - 19/1): Người thuộc cung này có tính cách nhã nhặn, cầu toàn, có trách nhiệm nhưng hơi bảo thủ, quyết đoán.

* Những câu nói, ngạn ngữ, châm ngôn hay, thú vị của ngày hôm nay:

“Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua” (René Descartes)

“Cuộc sống giống như khóa mã số; mục tiêu của bạn là đi tìm những con số đúng, theo cách sắp xếp đúng, để bạn có thể có bất cứ điều gì mình muốn” (Brian Tracy)

“Cuộc đời này rất giống một nụ hôn, nó có thể khiến bạn hạnh phúc, cũng có thể làm bạn vỡ mộng, nó có thể khiến bạn nhận ra mình yêu, hay nhận ra mình hoàn toàn không yêu. Nó chứa đựng những bí mật mà bạn chỉ khám phá được sau khi đã hoàn thành” (Phạm Lữ Ân)

Hà Nội đề xuất cộng điểm kỳ tuyển sinh lớp 10 cho học sinh đoạt giải học sinh giỏi thành phố

Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở đang đề xuất chính sách cộng điểm trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 cho những học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học lớp 9 cấp thành phố.

Học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố không được ưu tiên tuyển sinh lớp 10 công lập của Hà Nội
Học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố không được ưu tiên tuyển sinh lớp 10 công lập của Hà Nội

Trước đề xuất của cán bộ quản lý các trường học trên địa bàn thành phố về việc có chính sách cộng điểm trong kỳ tuyển sinh lớp 10 cho các học sinh lớp 9 đoạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Sở đã và sẽ tiếp tục đề xuất Bộ GD-ĐT về chính sách cộng điểm trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 cho những học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học lớp 9 cấp thành phố;

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất hình thức khen thưởng kịp thời với giáo viên có thành tích tốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Năm học 2023-2024, kỳ thi chọn học sinh giỏi Hà Nội các môn văn hóa và môn khoa học lớp 9, của Hà Nội thu hút hơn 3.500 học sinh đăng ký dự thi.

Đây là những học sinh xuất sắc, được lựa chọn từ hàng chục nghìn học sinh lớp 9 của các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thành phố.

Để bảo đảm tính chính xác, khách quan, công bằng và thực chất của kết quả thi, đội ngũ cán bộ, giáo viên coi thi được đổi chéo giữa các quận, huyện, thị xã. Sở GD-ĐT Hà Nội điều động 1.055 cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ tại kỳ thi này.

Dự kiến, sẽ công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố vào trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Rét đậm, rét hại kéo dài, Thủ tướng tiếp tục ra công điện chỉ đạo ứng phó

Trước tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương phía bắc phải chủ động ứng phó trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe người dân, hạn chế thiệt hại...

Vùng núi cao xuất hiện băng giá
Vùng núi cao xuất hiện băng giá

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 08/CĐ-TTg ngày 23/1/2024 về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài.

Công điện nêu: Những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh cường độ mạnh, toàn miền Bắc đã xảy ra rét hại, vùng núi cao xuất hiện băng giá, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và sản xuất nông nghiệp.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, đây là đợt không khí lạnh có cường độ mạnh nhất mùa Đông năm 2023-2024. Ngoài ra, các vùng biển trên khu vực Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, có nơi cấp 8, giật cấp 9; biển động mạnh, tình trạng biển động còn kéo dài nhiều ngày.

Trước tình trạng đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương, cơ quan liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 1404/CĐ-TTg ngày 24-12-2023 về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài.

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét và diễn biến thời tiết khắc nghiệt bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người dân nhất là người cao tuổi, trẻ em và người yếu thế…

Cùng đó, tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp...

Bộ NN&PTNT được giao tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; xây dựng và hướng dẫn kế hoạch sản xuất vụ Đông - Xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với thời tiết.

Bộ Y tế phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Bộ Tài nguyên và Môi trường được yêu cầu chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết...