Bản chất của trẻ mắc bệnh tự kỷ có liên quan đến các vấn đề trong sự tương tác, giao tiếp với những người sống xung quanh, không có khả năng thể hiện cảm xúc hoặc khó diễn tả được bằng ngôn từ của riêng mình. Các chuyên gia đã cho trẻ tự kỷ tiếp xúc với những con vật nuôi trong nhà như: chó, ngựa, cá heo, mèo… và thấy những chuyển biến rõ rệt.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát và so sánh giữa ba nhóm trẻ tự kỷ ở độ tuổi từ 4 đến 5 tuổi. Đây là độ tuổi cho thấy dấu hiệu cũng như các triệu chứng rõ rệt nhất của chứng tự kỷ. Nhóm thứ nhất gồm một số trẻ tự kỷ sống trong các gia đình không có vật nuôi trong nhà. Nhóm thứ 2 là những trẻ em tự kỷ sống cùng với vật nuôi trong nhà từ khi được sinh ra.
Và nhóm thứ 3 là những trẻ tự kỷ sống trong gia đình mà những con vật nuôi xuất hiện vài năm sau khi các em ra đời. Đối với các gia đình đang tham gia điều trị bệnh tự kỷ cho con trong nghiên cứu này, các chuyên gia đề nghị họ thường xuyên liên lạc, có nhiều thời gian chia sẻ với nhau để sự xuất hiện của các con vật cưng trong nhà tăng cường khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ cũng như làm giảm một số các rối loạn khác của bệnh tự kỷ. Để đưa ra kết luận cuối cùng, các chuyên gia đã tiến hành một bài kiểm tra trắc nghiệm đối với cha mẹ của những trẻ em này để biết được các vấn đề về ảnh hưởng của vật nuôi trong nhà với con họ trong thời gian nghiên cứu. Qua đó, các chuyên gia thấy rằng số trẻ em tự kỷ của nhóm 2 và nhóm 3 có những biểu hiện hành vi giao tiếp xã hội tự tin hơn.