- Tăng trưởng tín dụng 2016 dự kiến sẽ ở mức 18-20%
- Tỷ giá chạm trần, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
- Tỷ giá và lãi suất vẫn sẽ "nóng" trong năm 2016
Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện cách thức điều hành tỷ giá
- Tín dụng năm 2015 tăng trưởng khá, mục tiêu về tăng trưởng tín dụng cho năm 2016 sẽ ở mức nào, thưa bà?
- Trong quá khứ, có giai đoạn tín dụng tăng trưởng trên 30% là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng cao, tạo nguy cơ đổ vỡ hệ thống. Tuy nhiên, những năm gần đây, dư nợ cho vay đã được kiểm soát và tăng chậm lại. Trong năm 2016, theo dự kiến ban đầu, tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 18-20% và sẽ thay đổi linh hoạt theo tình hình thực tế.
- Năm 2016, NHNN dự báo việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ đối mặt với những thách thức gì?
- Thứ nhất, thị trường tài chính, hệ thống ngân hàng đang chịu áp lực về nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, do thị trường tài chính nước ta chưa phát triển, ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn mà còn phải cả nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế. Như vậy, việc cân đối vốn của ngân hàng thương mại, nhất là vốn trung, dài hạn vẫn khó khăn.
Thứ hai, tình trạng đô la hóa nền kinh tế đã được giảm thiểu song, thực tế thị trường vẫn chịu nhiều tác động từ kinh tế thế giới. Vì vậy, nếu không có giải pháp linh hoạt, kịp thời để giải tỏa tâm lý thị trường, sẽ gây khó khăn cho công tác điều hành.
Thứ ba, hiện nay, ngân hàng vẫn là lực lượng chủ chốt nắm giữ trái phiếu Chính phủ. Yêu cầu phát hành trái phiếu Chính phủ ở mức cao trong năm 2016 sẽ gây áp lực lớn đến lãi suất. Cùng đó, năm 2016, nhiều khả năng lạm phát sẽ tăng trở lại bởi giá dầu đã giảm gần mức đáy. Nếu giá dầu tăng trở lại, lạm phát sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể, trong năm 2016, hàng loạt mặt hàng thiết yếu trong nước như dịch vụ y tế, giá điện… sẽ nằm trong lộ trình điều chỉnh giá. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan thì lạm phát khó duy trì thấp như năm 2015.
Trong khi đó, thị trường thế giới thường xuyên biến động khó lường với nhiều tác động lớn tới tâm lý, trong đó, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, đồng Nhân dân tệ giảm giá và được quốc tế hóa là những diễn biến tác động mạnh đến tâm lý thị trường trong nước.
- Trước hàng loạt yếu tố có thể tác động tới tỷ giá như vậy, định hướng điều hành trong năm tới của NHNN được đặt ra như thế nào?
- Điều hành tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 là một trong những điểm sáng đã được các tổ chức trên thế giới đánh giá cao và nâng bậc tín nhiệm. Thời gian qua, chính sách lãi suất, tỷ giá được kết hợp đồng bộ. NHNN đã kiểm soát, ổn định tỷ giá, lãi suất USD được điều chỉnh liên tục. Năm 2010-2011, lãi suất USD ở mức 5,5% và đã giảm dần về 0%, áp cho cả tổ chức và cá nhân. Lạm phát được kiểm soát và liên tục duy trì ở mức thấp trong nhiều năm qua.
Năm 2016, với những thách thức đã nêu, thị trường ngoại hối trong nước còn chịu tác động rất lớn về mặt tâm lý từ các tác động bên ngoài. Vì vậy, NHNN sẽ đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ thị trường và yêu cầu báo cáo trạng thái ngoại tệ thường xuyên. NHNN đang tiến tới hình thành giải pháp điều hành tỷ giá linh hoạt hơn trong năm 2016, dựa trên cơ sở cân nhắc diễn biến trong nước và quốc tế để giảm tâm lý kỳ vọng tăng tỷ giá cũng như nạn găm giữ ngoại tệ, gây khó khăn cho điều hành, với mục tiêu cao nhất là nâng cao giá trị tiền đồng.
Tín dụng năm 2015 có thể đạt 18%
Ông Bùi Quốc Dũng - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, đến 21-12-2015, tín dụng đã tăng trưởng 17,17% so với đầu năm, cao hơn mức tăng cùng kỳ các năm 2011-2014. Theo NHNN, với diễn biến này, ước tính, cả năm 2015, tín dụng có thể đạt khoảng 18%.
Cũng theo NHNN, đến ngày 30-11, khoảng 99,6% nợ xấu của các tổ chức tín dụng ước tính tại thời điểm cuối tháng 9-2012 đã được xử lý và chất lượng tín dụng được cải thiện. Nợ xấu toàn hệ thống đã được đưa về mức 2,72%, hoàn thành mục tiêu đề ra là dưới 3%.