- Sắp tới, người đi xe máy vi phạm giao thông có thể bị phạt tới 14 triệu đồng
- Mới: Thêm hàng loạt trường hợp sẽ áp dụng bảng giá đất hàng năm
- Theo quy định mới nhất, chậm nộp tiền sử dụng đất bao lâu sẽ bị thu hồi?
Tại Thông tư 03/2024 và Thông tư 04/2024/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong điều khoản chuyển tiếp, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra quy định tắt sóng 2G hay chính là hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn GSM .
Theo đó, từ 16-9, hệ thống 2G sẽ dừng cung cấp dịch vụ cho các thiết bị điện thoại chỉ sử dụng sóng 2G Only trừ mục đích truyền, nhận dữ liệu giữa các thiết bị (M2M)3 hoặc tại quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK. Sau 16/9/2024 đến hết 15/9/2026 sẽ ngừng hệ thống 2G trừ ở khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, nhà giàn DK.
Thông tư 11/2024/TT-BYT của Bộ Y tế quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số từ 1/9 như sau:
Về tiêu chuẩn chung: Được người đứng đầu cử đi dự xét thăng hạng viên chức; Đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Có vị trí việc làm còn thiếu tương ứng hạng chức danh được xét thăng hạng.
Bên cạnh đó cần có thêm 1 trong các tiêu chuẩn: Được cấp bằng Chuyên khoa cấp II/Tiến sĩ chuyên ngành phù hợp chức danh dự xét thăng hạng; Đạt danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, thầy thuốc nhân dân; Đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua từ cấp Bộ, cấp tỉnh trở lên; Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên…
Nghị định 83/2024/NĐ-CP nêu rõ, từ 1/9, với các trường phổ thông có nhiều cấp học mà có từ 40 lớp trở lên thì được bố trí không quá 3 Phó Hiệu trưởng. Với các trường còn lại thì số lượng Hiệu phó tối đa là 2 người.
Quy định này đã tăng số lượng Hiệu phó của các trường phổ thông có nhiều cấp học (Nghị định 120/2020/NĐ-CP hiện hành chỉ quy định Phó Hiệu trưởng ở các trường là đơn vị sự nghiệp công lập không quá 2 người).
Nghị định 93/2024/NĐ-CP quy định nhiều nội dung liên quan đến tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố có hiệu lực từ 1/9.
Theo Nghị định, tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố gồm: Của tổ chức, cá nhân liên quan khủng bố, tài trợ khủng bố;
Phát sinh từ tiền, tài sản thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, kiểm soát trực tiếp/gián tiếp, một phần/toàn bộ của tổ chức, cá nhân thuộc danh sách liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố;
Thuộc sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, kiểm soát trực tiếp/gián tiếp, một phần/toàn bộ của cá nhân, tổ chức thay mặt tổ chức, cá nhân liên quan khủng bố, tài trợ khủng bố, chịu sự chi phối, sở hữu, kiểm soát, được ủy quyền/chỉ đạo của những đối tượng liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố;
Của tổ chức, cá nhân được sử dụng trái luật nhằm cung cấp, hỗ trợ tổ chức, cá nhân liên quan khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc tiền, tài sản có được từ khủng bố, tài trợ khủng bố.
Ngoài ra, theo Thông tư 52/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính, từ 10/9, hàng loạt thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực thuế được bãi bỏ, bao gồm: Thông tư 181/2009/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 96/2009/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng…
Thông tư 11/2010/TT-BTC hướng dẫn nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế.
Thông tư 151/2010/TT-BTC hướng dẫn áp dụng các loại thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước với Quỹ phát triển đất…