Trường học Hà Nội phối hợp chia sẻ kinh nghiệm tham vấn học đường

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Theo Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có 1/5 số trẻ vị thành niên (21,7%) có vấn đề về sức khỏe tâm thần nhưng chỉ có 6,5% trẻ đã tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ.
Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết có 1/5 số trẻ vị thành niên (21,7%) có vấn đề về sức khỏe tâm thần

Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết có 1/5 số trẻ vị thành niên (21,7%) có vấn đề về sức khỏe tâm thần

Theo nghiên cứu của Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có 1/5 số trẻ vị thành niên (21,7%) có vấn đề về sức khỏe tâm thần (SKTT), chủ yếu là lo âu và trầm cảm, trong đó chỉ có 6,5% trẻ đã tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tinh thần.

Đây là con số đáng báo động với lứa tuổi học đường và cho thấy gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm tới các em hơn nữa. Theo gợi ý của Viện sức khỏe Hoa Kỳ, để giảm thiểu được việc học sinh gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần thì cần có sự phối hợp của Gia đình - Nhà trường - Xã hội.

Nhà trường cần xây dựng các chương trình phòng ngừa, tham vấn và hỗ trợ trị liệu; Gia đình cần tạo được kết nối an toàn; Xã hội cần tạo ra các cơ chế, điều kiện để hỗ trợ học sinh tốt nhất.

Trên thực tế, tại Việt Nam các hoạt động này còn chưa thực sự được chú ý đúng mực vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nhận thấy những khó khăn và tầm quan trọng của hoạt động tâm lý học đường tại trường học, ngày 26/3, các trường gồm Alpha School;

Hệ thống liên cấp chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm; Trường Phổ thông liên cấp H.A.S; Trường THPT Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc); Trường THPT Nguyễn Huệ đã tổ chức hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tinh thần trong nhà trường.

Thông qua hội thảo, các trường phổ thông công lập và ngoài công lập tại Hà Nội có thể kết nối các nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm và có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần được triển khai trong trường học.

Hội thảo có sự góp mặt của chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tâm lý giáo dục PGS.TS Trần Thị Lệ Thu - Giảng viên Tâm lý - Giáo dục, Tâm lý học đường thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam.

PGS.TS Trần Thị Lệ Thu đã chia sẻ chủ đề “Ứng dụng mô hình tâm lý học đường trên thế giới tại Việt Nam, bài học kinh nghiệm và những khoảng trống”. Thông qua bài chia sẻ, các khách mời được cung cấp thêm tổng quan dữ liệu, con số biết nói về sức khỏe tinh thần của học sinh tại Việt Nam; một số mô hình tham vấn Tâm lý học đường trên thế giới như Pháp, Singapore, Trung Quốc và ứng dụng mô hình Tâm lý học đường quốc tế vào Việt Nam...

PGS.TS Trần Thị Lệ Thu chia sẻ: “Làm tâm lý là một hành trình cực kỳ bền bỉ và cần có trái tim nhân hậu, nghĩ đến các con học sinh và nghĩ đến sự khỏe mạnh, ổn định lâu dài”.

PGS.TS Thu mong muốn những chia sẻ của mình có thể mang đến góc nhìn để nhận diện được những khoảng trống của các hoạt động tâm lý học đường và tham vấn tâm lý của các trường để nhiều trẻ em được hỗ trợ tốt hơn, đem lại sự khỏe mạnh hơn về tinh thần cho học sinh.