- Cần xử lý nghiêm để răn đe
- Gửi trẻ ở cơ sở tư nhân, khó yên tâm
- Cơ quan công an xác minh vụ cô giáo trói chân tay, nhét giẻ vào mồm bé trai 14 tháng tuổi

Về hậu quả của việc bạo hành trẻ như ở cơ sở GDMN Sơn Ca, tôi cho rằng, ảnh hưởng tâm lý với cháu bé có thể sẽ khá nặng nề, nhiều cháu nếu rơi vào tình trạng tương tự sẽ có hiện tượng sang chấn tâm lý. Với cháu bé này, gia đình cần theo dõi hàng ngày các biểu hiện tâm lý, hành động. Nếu thấy có hiện tượng chậm nói, quấy khóc, sợ hãi… cần đưa cháu đi tư vấn, chăm sóc về tâm lý.
Nhân đây, tôi cũng lưu ý, các phụ huynh có con lứa tuổi mầm non cần hết sức cảnh giác, quan sát kỹ con sau giờ học, nếu trẻ có biểu hiện không bình thường, cần đặt vấn đề tìm hiểu, giải quyết ngay. Mỗi tổn thương tâm lý ở lứa tuổi mầm non sẽ gây tác hại rất lâu dài.
Về góc độ giáo dục, tôi cho rằng cần đặt ra câu hỏi làm sao để ngăn chặn những hành động bạo hành tương tự. Vấn đề là phải trang bị kỹ năng, kiến thức cho giáo viên và cán bộ quản lý. Đào tạo giáo viên mầm non phải chính quy, không được đào tạo ngang tắt. Hoạt động trong lĩnh vực này, giáo viên cần hiểu rõ chuẩn mực, nhận thức được vai trò GDMN, có lương tâm nghề nghiệp.
Tôi cho rằng Bộ GD-ĐT cần rà soát lại việc đào tạo giáo viên mầm non, không thể có chuyện không thi đỗ được vào đâu thì vào học mầm non. Bên cạnh đó, phải xét đến việc đãi ngộ giáo viên mầm non tương xứng với sự vất vả của họ. Ngoài ra, cần quan tâm đến công tác tổ chức quản lý các cơ sở GDMN trước tình trạng chung còn yếu kém. Phụ huynh cần tăng cường giám sát hoạt động nhà trường theo tinh thần dân chủ, công khai…