- Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội, đơn vị bầu cử số 5 tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV
- Hiệp đồng chặt chẽ, đảm bảo tuyệt đối công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp
- Bộ Công an gặp mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội
![]() |
Phiên họp thứ ba của Hội đồng bầu cử Quốc gia |
Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân vừa ký nghị quyết số 04/NQ-HĐBCQG của Hội đồng Bầu cử quốc gia quyết nghị về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng ĐBQH được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Theo nghị quyết này, Hội đồng Bầu cử quốc gia quyết nghị tổng số đơn vị bầu cử ĐBQH khóa XV trong cả nước là 184 đơn vị.
Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng ĐBQH được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được ấn định cụ thể.
Trong đó, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là những địa phương có số đơn vị bầu cử và số đại biểu Quốc hội được bầu lớn nhất. Hai thành phố này đều có 10 đơn vị bầu cử, nhưng TP Hồ Chí Minh có số ĐBQH được bầu là 30 (bằng với khoá XIV cao nhất cả nước), còn Hà Nội là 29 (giảm 1 đại biểu so với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV giảm 1 đại biểu).
Các thành phố trực thuộc Trung ương còn lại như Hải Phòng, số đơn vị bầu cử là 3, số ĐBQH được bầu là 9; thành phố Đà Nẵng, số đơn vị bầu cử là 2, số ĐBQH được bầu là 6; thành phố Cần Thơ, số đơn vị bầu cử là 3, số ĐBQH được bầu là 7.
Các địa phương có dân số lớn, được phân số đơn vị bầu cử và số lượng ĐBQH được bầu nhiều, như Thanh Hóa với 5 đơn vị bầu cử, số ĐBQH được bầu là 14; Nghệ An có số đơn vị bầu cử là 5, số ĐBQH được bầu là 13; Đồng Nai có 4 đơn vị bầu cử và số ĐBQH được bầu là 12; Bình Dương có 4 đơn vị bầu cử, số ĐBQH được bầu là 11.
Đa phần các tỉnh có 2 đơn vị bầu cử và số ĐBQH được bầu là 6.