- Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa hơn 1.000 trường học tư nhân sau đảo chính
- Mỹ sẽ không bảo vệ đồng minh tràn lan trước Nga nếu Donald Trump thành tổng thống
- Thổ Nhĩ Kì bị tố đánh đập, ngược đãi các tù binh đảo chính
Ngoại trưởng Cavusoglu đưa ra tuyên bố trước chuyến thăm đến Mỹ và khẳng định rằng, ông sẽ tạo sức ép lên Washington về vấn đề giáo sĩ Gulen, người bị phía Ankara là kẻ đứng đằng sau vụ đảo chính bất thành vào hôm 15-7.
Washington vẫn luôn nhấn mạnh rằng, Ankara cần đưa ra bằng chứng về việc giáo sĩ Gulen có liên quan đến vụ đảo chính trước khi bất kì cuộc thảo luận nào về việc dẫn đỗ ông được diễn ra. Các luật sư dự đoán việc đàm phán dẫn độ cũng có thể kéo dài hàng năm.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kì Mevlut Cavusoglu
Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Cavusoglu cũng cảnh báo cả EU về những lời tuyên bố gần đây: “EU không thể đe dọa Thổ Nhĩ Kì. Chúng tôi đang bảo vệ giá trị của châu Âu. Giới chức EU thường xuyên nói những gì họ nghĩ nhưng khi đối mặt với một mối đe dọa thì điều này là phản tác dụng”.
Vào hôm 25-7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã nhận định rằng, Thổ Nhĩ Kì ở trong tình trạng hiện nay, không thể phù hợp để gia nhập liên minh châu Âu và nếu Ankara khôi phục bản án tử hình thì điều này lại càng không xảy ra.
Sau cuộc đảo chính bất thành, Tổng thống Thổ Nhĩ Kì Recep Tayyip Erdogan đã không loại trừ khả năng sửa đổi hiến pháp để đưa luật tử hình trở lại khi khẳng định đây chính là nguyện vọng của người dân.
Hình phạt tử hình đã bị loại bỏ ở Thổ Nhĩ Kì vào năm 2004 do đây là một điều kiện cần thiết nếu nước này muốn gia nhập EU.