- Bộ Công an ra mắt Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư
- Ra mắt Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư
- [Audio 12-8-2020] Bộ Công an đề xuất cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
Những ngày gần đây, thông tin về việc thẻ CCCD gắn chip điện tử đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Điều người dân quan tâm là chip điện tử trên thẻ CCCD sẽ có những thông tin gì?
Căn cước công dân gắn chip điện tử tích hợp thông tin gì?
Theo các chuyên gia, thẻ CCCD gắn chip được cho rằng có ưu điểm hơn rất nhiều so với loại thẻ mã vạch, như dung lượng chứa dữ liệu lớn hơn, truy xuất dữ liệu nhanh hơn...
Đại diện của Bộ Công an khẳng định, thẻ CCCD còn đáp ứng được đối với yêu cầu của cải cách hành chính (CCHC) và phát triển Chính phủ điện tử hiện nay, giúp người dân khi đi làm các loại thủ tục bớt phải mang theo các loại giấy tờ.
Theo đại diện Bộ Công an, trong tương lai, dự kiến ngoài những dữ liệu do ngành Công an quản lý gồm 20 trường thông tin như: thông tin cá nhân, đặc điểm nhận dạng được ghi trực tiếp trên thẻ thì thẻ CCCD gắn chip còn có thể bổ sung, tích hợp dữ liệu của các ngành như thuế, hải quan, bảo hiểm, bằng lái…
Thẻ CCCD gắn chip là xu thế tất yếu |
Dung lượng của thẻ CCCD gắn chip có thể chứa các hình ảnh, như nhận dạng khuôn mặt bằng hình ảnh, vân tay và sinh trắc học, là những dữ liệu loại thẻ mã vạch không lưu được.
Anh Hoàng Thế Anh, chuyên viên nghiên cứu Công nghệ thông tin cho hay, đối với thẻ CCCD có gắn chip thì khả năng lưu chứa dữ liệu là rất lớn và cũng sẽ có độ mở. Thông thường 1B (Byte) bộ nhớ có thể chứa hơn 560 kí tự. Những loại chip có mức giá rẻ nhất trên thị trường hiện nay thường có dung lượng vài Kilobyte (KB, 1KB = 1024B), nhưng cũng đã có thể chứa lượng dữ liệu kí tự (văn bản) rất lớn. Trong trường hợp lưu chứa lượng lớn dữ liệu hình ảnh thì dung lượng chip có thể nâng lên mức hàng chục, hàng trăm Megabyte (MB, 1MB = 1024KB) là hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Qua những con số này có thể chứng minh thẻ CCCD gắn chip có khả năng lưu chứa dữ liệu lớn. Thêm vào đó, nó có thể truy xuất dữ liệu nhanh hơn và cũng có thêm ưu điểm là khả năng bảo mật cao, không dễ bị xâm nhập và khó có khả năng bị làm giả.
Nếu đề xuất triển khai thẻ CCCD gắn chip của Bộ Công an được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, sắp tới sẽ là lần đầu tiên Việt Nam triển khai thẻ CCCD gắn chip, nâng mức độ ứng dụng công nghệ của thẻ CCCD lên ngang với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Vì sao CCCD gắn chip triển khai vào tháng 11-2020?
Thiếu tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an - đơn vị chủ trì xây dựng dự án cho biết, Bộ Công an bắt đầu cấp thẻ CCCD từ năm 2016, đến nay có 16 tỉnh, thành được trang bị hạ tầng để cấp với trên 16 triệu thẻ. Các tỉnh còn lại, công dân đang sử dụng chứng minh thư 9 và 12 số.
Nếu được thông qua, thẻ CCCD gắn chip sẽ được triển khai từ tháng 11-2020 |
'Thẻ CCCD gắn chip giúp truy vấn thông tin nhanh, thuận lợi hơn; được tích hợp thêm dữ liệu của công dân như Giấy phép lái xe, thẻ Bảo hiểm y tế… để có thể sử dụng cho nhiều giao dịch, giải quyết nhiều thủ tục. Bộ Công an dự kiến trường hợp được Chính phủ, Quốc hội chấp thuận cấp thẻ gắn chip, các đơn vị sẽ cấp cho công dân đủ 14 tuổi trở lên hay những người cấp lần đầu vào tháng 7-2021', Thiếu tướng Tô Văn Huệ cho hay.
Lý giải về việc thời điểm này mới triển khai thẻ CCCD gắn chip, chứ không triển khai ngay từ đầu khiến người dân phải thay đổi thẻ CCCD, Thiếu tướng Tô Văn Huệ cho biết, thời điểm năm 2016, khi bắt đầu triển khai cấp CCCD có nhiều hạn chế về hạ tầng kỹ thuật thông tin, kinh phí và nhu cầu của xã hội đối với chip điện tử chưa phổ biến như hiện nay. Ngoài ra, nếu lúc đó sử dụng chip thì phải mua ở nước ngoài với giá thành cao. Hiện nay, một số doanh nghiệp của Việt
CCCD gắn chip sẽ không được gắn định vị, điều này đã được quy định rõ, do đó không lo ngại việc lộ, lọt thông tin cá nhân. Đặc biệt, đối với việc bảo mật thì dù công dân có bị mất CCCD, người khác cũng không thể sử dụng được vì CCCD tích hợp những trường thông tin nhận dạng như vân tay, đặc điểm nhận dạng...
Về việc người dân băn khoăn nếu mới cấp CCCD (mã vạch), khi chuyển đổi sang CCCD (gắn chip) lại phải tiến hành cấp đổi gây phiền hà, lãng phí, đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội khẳng định, kể cả khi cấp thẻ CCCD gắn chíp, thẻ CCCD gắn mã vạch hiện nay vẫn sử dụng bình thường, vì số căn cước vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi lưu trữ thông tin.
Thẻ CCCD mã vạch, CMND 12 số thậm chí là 9 số nếu chưa hết hạn người dân vẫn có thể tiếp tục sử dụng, không bị xáo trộn, ảnh hưởng gì. Khi thẻ CCCD mã vạch của công dân hết hạn sử dụng, công dân phải đổi, cấp lại thẻ CCCD theo quy định, hoặc công dân có yêu cầu đổi từ CCCD mã vạch sang CCCD gắn chíp, thì được đổi theo yêu cầu.
Thượng tá Nguyễn Thị Quế Thu, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an cho biết: 'Đã có khoảng 70 quốc gia trên thế giới sử dụng thẻ CCCD có gắn chip, trong đó có những quốc gia sử dụng từ những năm 1990. Quá trình nghiên cứu việc sử dụng chip cho thấy rất nhiều quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina... khi gắn chip và tích hợp thông tin liên quan đến Giấy phép lái xe với thẻ CCCD thì tình trạng tai nạn giao thông giảm hẳn'.