- Không để sót ý kiến đóng góp sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 của nhân dân qua VNeID
- Điều chỉnh Hiến pháp 2013 là bước đi tất yếu, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thống nhất
Trên đây là ý kiến của ông Nguyễn Hoàng Giang - cán bộ hưu trí ở quận Hà Đông, Hà Nội về việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Ông Giang cho biết, Điều 110 Hiến pháp 2013 quy định, các đơn vị hành chính gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn.
Do đó, việc thực hiện tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện là một bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương hoạt động chủ động và hiệu quả, phục vụ tốt nhất lợi ích của nhân dân.
Việc không tiếp tục tổ chức cấp hành chính trung gian nếu được thực hiện tốt sẽ giúp giảm bớt sự cồng kềnh trong hệ thống hành chính nhà nước, đồng thời tạo ra một mô hình hành chính tinh gọn, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.
![]() |
Ông Nguyễn Hoàng Giang - cán bộ hưu trí ở quận Hà Đông, Hà Nội |
Để thực hiện thành công chủ trương này, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là điều hệ trọng và cần thiết nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, tạo nền tảng hiến định rõ ràng, ổn định cho quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh các điều khoản liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương sẽ đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa Trung ương và địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao quyền quản lý phù hợp với điều kiện, đặc thù của từng địa phương…
Cũng theo ông Giang, để đạt được hiệu quả như mong muốn, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 phải bám sát chủ trương, định hướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Quá trình thực hiện phải theo đúng trình tự, thủ tục quy định, tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học.
Có thể nói, sửa đổi Hiến pháp 2013 là sự kiện chính trị - pháp lý có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự phát triển trong tương lai của đất nước. Việt Nam hôm nay tuy đã có nhiều thay đổi nhưng cần phải tiếp tục chuyển biến về mọi mặt để phù hợp với xu thế chung của thời đại.
"Tôi tin rằng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 không chỉ nhằm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam vững mạnh, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế mà còn bảo đảm tốt hơn quyền con người, góp phần đưa đất nước thực sự bước vào kỷ nguyên mới -kỷ nguyên vươn mình" - ông Giang nhấn mạnh.