Nhậu kịch nồng độ, 2 nữ tài xế ‘ỷ’ đêm tối vẫn lái xe

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Cục CSGT – Bộ Công an cho biết, những ngày qua, n hiều nữ tài xế đã bị lực lượng CSGT kiểm tra phát hiện vi phạm nồng độ cồn ở mức cao.

Cụ thể, hồi 21h ngày 19-3, tại km 114+600, lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh kiểm tra xe ô tô BKS: 14A-196.67 phát hiện lái xe Nguyễn Thị T.L (trú tại bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh) trong hơi thở có nồng độ cồn 0,535mg/1 lít khí thở. Đây cũng là mức cao nhất vi phạm về nồng độ cồn.

Lực lượng CSGT xử lý kiên quyết các trường hợp điều khiển phương tiện sau khi uống bia, rượu

Lực lượng CSGT xử lý kiên quyết các trường hợp điều khiển phương tiện sau khi uống bia, rượu

Trước đó, khoảng 1h29 ngày 13-3, tại km119, Quốc lộ 18, TP Hạ Long, Quảng Ninh, chị Nguyễn Thị H (trú tại Uông Bí, Quảng Ninh) bị Đội Cảnh sát giao thông số 2, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Công an tỉnh Quảng Ninh yêu cầu dừng xe, kiểm tra nồng độ cồn. Mức cồn đo được của chị H là 0,469mg/lít khí thở, vượt mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn. Với lỗi vi phạm này, chị H bị xử phạt tiền là 35 triệu đồng, tạm giữ xe ô tô đến 10 ngày làm việc và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23 tháng.

Tại Hà Nội, ngày 24-3 vừa qua, cơ quan chức năng cũng đã hoàn tất hồ sơ xử lý bà N.T.K.L (SN 1961; trú ở quận Ba Đình, Hà Nội), điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn, đã bị xử phạt 2,5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 10 tháng.

Điều đáng nói là các tài xế sau khi uống rượu bia điều khiển ô tô đều biết rõ đây là vi phạm TTATGT, nếu bị phạt sẽ chịu mức phạt rất cao, nhưng vẫn cố tình vi phạm. Như 2 trường hợp phụ nữ ở Quảng Ninh, sau khi nhậu say đã “ỷ” vào đêm tối, lực lượng chức năng không còn làm việc nên vẫn liều lĩnh điều khiển phương tiện về nhà.

Việc tăng cường kiểm tra, tăng cao mức xử phạt vi phạm về nồng độ cồn cả về hình phạt tiền và hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền đã và đang là những động thái cần thiết kéo giảm số lượng trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, và quan trọng nhất, là giảm TNGT và hậu quả do tai nạn bia, rượu gây ra.