ANTĐ - Xung quanh việc điều chỉnh giá cước vận tải theo
giá xăng dầu, người tiêu dùng rất bất bình trước những động thái của các doanh
nghiệp vận tải trong thời gian qua. Đáng nói, trong khi các đoàn kiểm tra giá
cước vận tải đang tích cực vào cuộc thì một số doanh nghiệp vận tải lại gửi
thông báo tăng giá cước dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.
ANTĐ - Không chỉ các chuyên gia kinh tế mà cả các doanh nghiệp, công ty cũng đang tìm lời giải cho “bài toán” công nghệ trong hàng loạt dự án trị giá hàng tỷ USD do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Họ đảm nhiệm từ tư vấn thiết kế, mua sắm thiết bị cho tới xây lắp. Số liệu thống kê vừa được công bố cho thấy, từ năm 2003-2013, Việt Nam có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 dự án về tay nhà thầu Trung Quốc. Trong 24 nhà máy xi măng đã có hơn 20 nhà máy do Trung Quốc làm tổng thầu, chưa kể các nhà máy thép, cơ khí. Lựa chọn công nghệ là vấn đề hết sức quan trọng không chỉ từ góc độ kinh doanh mà cả từ an ninh kinh tế quốc gia.
ANTĐ - Mặc dù không phải là một “phát hiện” mới mẻ, nhưng nhận định của Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam đã khiến dư luận sửng sốt: Tốc độ tăng lương tối thiểu vùng ngang bằng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giai đoạn 2010-2011, nhưng lại cao gấp 3 lần mức tăng CPI năm 2012. Cụ thể, tính bình quân, lương tối thiểu vùng tăng 9,9% năm 2010, năm 2012 là 30,1% và năm 2014 dự kiến 15,2%.
ANTĐ - “Thêm thức ăn, bớt lãng phí” - Đó là tên của chiến dịch mà Chính phủ Tây Ban Nha đang triển khai thực hiện nhằm giảm thiểu sự lãng phí thực phẩm lớn tại nước này.
ANTĐ - Trong những ngày đầu năm 2014 này, rất nhiều người đã nói tới những nghịch lý trong quan hệ thương mại Việt-Trung. Đúng là đang có những nghịch lý, khi chúng ta đã có sự thâm hụt kỷ lục trong cán cân thương mại, chúng ta đã để cho hàng tiêu dùng chất lượng thấp, giá rẻ thâm nhập sâu vào nội địa… Đã có nhiều ý kiến với đề nghị chúng ta hạn chế buôn bán làm ăn với Trung Quốc. Đó là những quan điểm thiển cận. Vấn đề là phải làm gì? Làm gì để thắng trên thương trường.
ANTĐ - Hội thảo “Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2014: Đối phó với việc bình thường hóa chính sách tại các nước thu nhập cao”, do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương và Ngân hàng Thế giới tổ chức cuối tháng 1-2014. Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới nhận xét, tăng trưởng tại khu vực Đông Á sẽ giữ mức 7,2% trong năm 2014 và giảm nhẹ vào năm 2015. Với xu thế này, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự báo sẽ ổn định ở mức 5,4 - 5,5% trong năm 2014 - 2015. Điều này đồng nghĩa với việc kinh tế Việt Nam sẽ “đi ngang” trong 2 năm tới.
ANTĐ - Trong mấy năm gần đây, nước ta thực thi giải pháp bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu, tránh những cơn sốt giá, ghìm giá hoặc phá giá. Khi một số mặt hàng nào đó sốt giá, các cơ quan thuộc Bộ Tài chính hoặc bộ chủ quản ngành thường dùng biện pháp hành chính quản lý giá như buộc người bán bán theo giá niêm yết, giá quy định; đưa một số mặt hàng vào diện hàng hóa được bình ổn giá, đồng thời thanh tra, kiểm tra, xử phạt, những vi phạm các quy định về giá đã đăng ký hoặc thuộc diện được bình ổn.
ANTĐ - Những tín hiệu giá lạnh của nền kinh tế năm 2012 đã thúc đẩy Chính phủ ngay trong những ngày đầu năm 2013 ban hành 2 Nghị quyết 01 và 02/NQ-CP công bố hàng loạt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) để tồn tại và phát triển, bởi vì DN chính là động lực là sức mạnh của nền kinh tế. 10 tháng đã qua, đã đến lúc nhìn lại hiệu quả của các giải pháp hỗ trợ này. Trong bối cảnh, mặc dù kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, những vấn đề an sinh xã hội về cơ bản vẫn giữ vững, đảm bảo được đời sống nhân dân, nhưng có thể nói, những giải pháp hỗ trợ chưa đến được địa chỉ cần thiết, “con tàu” chính sách vẫn đang đi và có vẻ còn lâu mới đến “ga” doanh nghiệp.
ANTĐ - Ở một cường quốc kinh tế thế giới như Anh, việc phải phát động chiến dịch quyên góp thực phẩm để phân phát cho các gia đình nghèo trong dịp Giáng sinh sắp tới quả là điều bất ngờ với nhiều người. Thế những đó lại là sự thật.
ANTĐ - Trong khi nhiều người Anh bỏ phí hàng triệu tấn thực phẩm mỗi năm thì rất nhiều người Anh khác nói riêng và hàng tỷ người trên thế giới nói chung vẫn đang thiếu đói triền miên.
ANTĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm nước ta sử dụng 50.000-70.000 tấn dược liệu, trong đó gần 90% nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Nghịch lý là, nước ta có tiềm năng rất lớn về dược liệu, nhưng hầu hết bị thương lái Trung Quốc thu mua và khai thác cạn kiệt. Qua kiểm nghiệm gần 400 mẫu nhập khẩu, có tới 60% mẫu chưa đạt chất lượng, trong đó 20% bị trộn tạp chất hoặc tẩm ướp hóa chất. Theo nhiều chuyên gia, chúng ta đang “bán” cái chất lượng, mua cái rác rưởi.
ANTĐ - Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đang đau đầu với áp lực tiết kiệm vì nền kinh tế suy giảm trầm trọng, thì câu chuyện của Na Uy lại là một nghịch lý hiếm hoi. Quốc gia này đang quá nhiều tiền, không biết tiêu vào đâu sao cho không làm tổn hại đến nền kinh tế trong dài hạn và bền vững.
ANTĐ - Trong nội dung trả lời phỏng vấn báo chí, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh những giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng, thực hiện tốt kế hoạch 6 tháng cuối năm, trong đó, tập trung điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp các giải pháp tiền tệ, tài khóa, thị trường giá cả để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
ANTĐ - Trong khi hàng triệu hộ chăn nuôi cả nước đang khốn đốn vì giá lợn, gia cầm liên tục giảm mạnh thì giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và nguyên liệu vẫn tăng mạnh. Cụ thể, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 40,6% so cùng kỳ năm trước.
ANTĐ - Điểm sáng trong “Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam - Chặng đường 10 năm phát triển” của Phòng Thương mại Công nghiệp mới công bố cho biết tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp đã tăng hơn 10 lần, từ 1,4 triệu tỷ đồng năm 2002 lên 15,3 triệu tỷ đồng năm 2011. Song số lượng doanh nghiệp chỉ tăng gấp 5 lần, đạt tốc độ tăng trưởng 20% năm. Số lượng lao động cũng chỉ tăng gấp 2,36 lần, từ 4,66 triệu lên 11 triệu người.
ANTĐ - Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng, giảm giá tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm nay không có nhiều biến động lớn. Mặc dù xăng dầu tăng giá 2 đợt và có giảm chút ít, giá dịch vụ vận tải tăng theo và một số tỉnh thành tăng giá dịch vụ y tế, song cả 3 yếu tố này không kéo nổi đà suy giảm giá lương thực, thực phẩm. Những năm trước, khi xăng dầu tăng giá, CPI thường được dự báo khó kìm giữ ở mức thấp.
ANTĐ - Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,21% so với tháng 2-2013. Tính chung, CPI trong 3 tháng đầu năm so với tháng 12-2012 tăng 2,04%.
ANTĐ - “Cuối năm, nông nghiệp mang lại tin vui cho cả nền kinh tế đang gặp khó khăn, nhưng thực tế chúng ta làm nông nghiệp chưa đúng cách đâu”, chị Dương Thị Thức (21 tuổi, Khâm Thiên, Hà Nội) băn khoăn.