- Tổng thống Nga: Cháy trung tâm thương mại là do lỗi bất cẩn
- Tổng thống Putin viếng các nạn nhân thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn ở Nga
- [ẢNH] Tổng thống Putin, từ người bị đánh giá thấp tới đối thủ khiến cả phương Tây đau đầu đối phó
Cách đây ít ngày, 20 nước châu Âu, Mỹ, cùng một vài đồng minh của Anh đã ủng hộ lời cáo buộc của London về việc Moscow đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và tuyên bố trục xuất tổng cộng hơn 100 nhà ngoại giao Nga.
Để phản ứng với động thái trên, vào hôm 29-3, Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố trục xuất 60 nhà ngoại giao của Mỹ và đóng cửa tòa lãnh sự của nước này ở St. Petersburg.

Nga ra biện pháp đáp trả tương đương với những nước trục xuất nhà ngoại giao của mình
Sau đó, Moscow đã tiếp tục đưa ra biện pháp đáp trả với những nước còn lại cụ thể, số quan chức các nước bị Nga trục xuất bao gồm:
Italia: 2 người
Phần Lan: 1 người
Ba Lan: 4 người
Lithuania: 3 người
Hàn Lan: 2 người
Latvia: 1 người
Thụy Điển: 1 người
Estonia: 1 tùy viên quân sự
Cộng hòa Séc: 3 người
Đức: 1 người
Ukraine: 13 người
Moldova: 3 người
Romania: 1 người
Na Uy: 1 người
Tây Ban Nha: 2 người
Croatia: 1 người
Đan Mạch: 2 người
Ireland: 1 người
Đối với Bỉ, Hungary, Montenegro, Gruzia, Moscow chưa đưa ra biện pháp đáp trả nhưng khẳng định có quyền để thực hiện việc này.
Ngoại trưởng Đức Keiko Maas cho biết, họ không bất ngờ với quyết định của Nga và cởi mở trong việc đối thoại.
Theo Điện Kremlin, Nga không phải bên khơi mào cuộc chiến ngoại giao với phương Tây, Moscow muốn "quan hệ hữu hảo" và vẫn để ngỏ khả năng đối thoại.
Trong khi đó, Nhà Trắng tuyên bố họ có quyền tiếp tục đưa ra biện pháp cứng rắn hơn với Nga liên quan đến vụ cựu điệp viên Skripal bị đầu độc ở Anh.
Mặc dù không công bố bằng chứng nhưng Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định, Nga nhiều khả năng đứng sau vụ đầu độc điệp viên Skripal bằng chất độc thần kinh Novichok tìm thấy ở hiện trường. London và Moscow sau đó đã trục xuất 23 nhà ngoại giao của nhau sau vụ việc này.