Thời gian gần đây, lợi dụng môi trường Internet, một số đối tượng lừa đảo xây dựng lòng tin với nạn nhân mà chúng nhắm đến, bằng cách thông qua một vài lần tạo được sự tin tưởng trong giao dịch mua bán, chuyển tiền, các đối tượng mới giở chiêu lừa như bán hàng giá trị lớn, sau khi nhận được tiền khách hàng chuyển khoản thì “chủ hàng” biến mất.
Hiện nay trên mạng có một số diễn đàn được các bà mẹ tin cậy, ngoài là nơi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, thì đây cũng là một chợ trực tuyến nhộn nhịp với nhiều mặt hàng. Việc mua, bán, trao đổi ở đây chủ yếu dựa vào lòng tin. Người bán, bán hàng, người mua lựa chọn hàng cần mua, chuyển tiền trước qua tài khoản cho người bán, rồi chờ người bán chuyển hàng...
Những ngày gần đây, những dòng tâm sự và cảnh báo về bị lừa thông qua mua bán kiểu này đã khiến nhiều người tá hỏa.

Mua, bán hàng trực tuyến đang ngày càng được ưu chuộng bởi nhiều tiện lợi
Hay mới đây chị T, 29 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội, thông qua shop memorylan_hn chị đặt mua hai chiếc túi xác LV và Chanel với giá 35 triệu đồng. Đối tượng tên Đức (người bán hàng) yêu cầu chị chuyển tiền vào tài khoản của anh ta, sau khi chuyển đủ tiền chờ mãi không thấy giao hàng, gọi điện không được lúc này chị T mới biết mình bị lừa.
Mua bán qua internet tiện dụng nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Hàng hóa được rao bán trên mạng cũng vô cùng đa dạng từ giầy dép, quần áo, túi xách, mỹ phẩm, …nhưng chất lượng và xuất xứ thật của sản phẩm thì chẳng ai có thể kiểm chứng được. Hàng đặt một đằng hàng nhận một nẻo là nguy cơ thường gặp nhất đối với những người mua hàng trên mạng.

bị bắt về hành vi chiếm đoạt tài sản qua mạng internet.
Chị Nguyễn Thị Hà, ở Hà Nội cho biết: “Mình thấy những mẫu quần áo của các shop online trong thành phố Hồ Chí Minh rất đẹp, mình đặt mua hai chiếc áo sơ mi, sau khi chuyển khoản được 3 ngày mình nhận hàng nhưng áo không như mẫu mình xem, từ chất liệu, kiểu dáng, đến đường may, xấu không thể tưởng tượng, lúc đó cảm giác bị lừa, mình gọi điện cãi nhau với người bán hàng, nhưng cũng chẳng thể trả lại được”.
Bên cạnh đó, rất ít người mua sắm trên mạng biết rõ đến thông tin của người bán hàng mà chỉ mua bằng sự tin tưởng và cảm tính. Đây là sơ hở để những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng.

Người dân nên cảnh giác khi mua bán và thanh toán online kẻo "tiền mất tật mang".
Làm thế nào để người dùng tránh khỏi việc bị rơi vào những cái bẫy của các đối tượng lừa đảo? theo ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc Công ty PeaceSoft - Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam thì trước hết, người tiêu dùng phải tự bảo vệ mình bằng cách chọn lựa những trang web bán hàng trực tuyến có uy tín và sử dụng các đơn vị thanh toán điện tử. Thực hiện việc thanh toán thông qua các ví điện tử hình thức thanh toán tạm giữ và như đó người bán chỉ có thể nhận tiền khi đã giao hàng.
Mua hàng trực tuyến đang trở thành thói quen mua sắm của không ít người. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần phải đề cao sự cẩn trọng, cảnh giác, không nên vội vàng bỏ tiền để mua một sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ chỉ vì những lời quảng cáo hay theo lời đảm bảo của người bán hàng.