Lưu ý những thực phẩm có thể gây ngộ độc

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Ngộ độc thực phẩm là tình trạng thường xảy ra, đặc biệt trong những ngày nắng nóng. Vì vậy, nhận biết và lựa chọn thực phẩm an toàn là rất quan trọng.

Tránh những thực phẩm có màu xanh

Cà chua xanh. Tuyệt đối không nên ăn cà chua chưa chín. Bởi cà chua khi còn xanh có chứa lượng lớn các yếu tố “alkaloid” và nó chỉ giảm dần rồi biến mất khi cà chua đã chín đỏ. Vì vậy, ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng khi bị ngộ độc cà chua xanh là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Nên rửa rau củ quả tươi dưới vòi nước chảy giúp loại bỏ bụi bẩn, giảm lượng tác nhân gây hại tới sức khỏe

Nên rửa rau củ quả tươi dưới vòi nước chảy giúp loại bỏ bụi bẩn, giảm lượng tác nhân gây hại tới sức khỏe

Dưa cải muối xanh. Dưa cải muối còn xanh tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Do dưa còn màu xanh chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm, tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.

Khoai tây xanh. Khoai tây chuyển sang màu xanh là quá trình hoàn toàn tự nhiên nhưng cũng cảnh báo hợp chất gây hại solanine. Một người nặng 50kg ăn 100g khoai tây có solanine có thể bị ngộ độc. Tuy nhiên, tình trạng ngộ độc nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào nồng độ solanine trong củ cao hay thấp, hoặc người ăn là trẻ em, thấp bé...

Những loại thực phẩm độc hại không nên ăn

Gừng dập. Theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

Khoai tây mọc mầm, chè bị mốc. Nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp. Nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

Bắp cải thối. Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng ôxy, làm cho ngộ độc ôxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.

Mộc nhĩ tươi. Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.

Rau cải nấu chín để qua đêm. Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.

Cà tím, hạt dẻ sống. Cà tím chứa hợp chất có tên solaine. Các triệu chứng của nhiễm độc solanine bao gồm nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy. Do vậy, bạn tuyệt đối không bao giờ ăn cà tím sống. Hạt dẻ sống hoặc chưa được nấu chín có thể chứa sán và khi sán xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ gây viêm loét đường ruột, tiêu chảy hoặc sưng phù mặt.

Giá đỗ. Giá đỗ sống vốn là một món ăn bổ dưỡng nhưng vì lợi nhuận kinh tế mà người làm giá hiện nay dùng thuốc kích thích. Đặc biệt không nên ăn nhiều giá đỗ sống, bởi dễ làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, chóng mặt…

Các loại đậu. Hầu hết các loại đậu như đậu lăng, đậu côve, đậu kiếm… đều không thích hợp để ăn sống. Đây là do chất saponin ở lớp vỏ ngoài đậu lăng và chất hemagglutinin trong hạt đậu đều có thể gây kích thích mạnh mẽ cho đường ruột. Bản thân chất saponin là protein độc, khi chế biến đậu cô ve, cần phải đun to lửa mới có thể phá hủy độc tố của nó, cho dù ướp lạnh cũng phải đun sôi trong 10 phút.