64 năm Nga chế tạo thành công vũ khí nguyên tử

Không vũ khí hạt nhân, các cường quốc chỉ là “ông lớn nửa vời”

ANTĐ - Khi Tổng thống Harry Truman nói với Joseph Stalin về sức mạnh bom nguyên tử của Mỹ, ông ta ngạc nhiên thấy vị Thống soái Nga rất bình thản. Bởi vì, không lâu sau khi Mỹ có vũ khí nguyên tử thì Liên Xô cũng chế tạo thành công loại vũ khí này.
Không vũ khí hạt nhân, các cường quốc chỉ là “ông lớn nửa vời” ảnh 1

Hiện nay, vũ khí hạt nhân đã trở thành công cụ răn đe không thể thiếu của các cường quốc

Cuộc đua tranh vũ khí hạt nhân giữa các cường quốc

Người Mỹ đã thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên từ năm 1945 và những tưởng họ sẽ giữ vững vị trí độc tôn, khiến thế giới phải ngả rạp dưới chân mình. Thế nhưng 5 năm sau, Liên Xô công bố chế tạo thành công bom nguyên tử vào ngày 8-3-1950, chấm dứt sự độc quyền của Mỹ về vũ khí hạt nhân.

Khi Tổng thống Harry Truman nói với Joseph Stalin về sức mạnh vũ khí mới tại cuộc họp của liên minh chống Hitler ở Potsdam, thời điểm quyết định cơ chế thế giới mới sau chiến tranh. Ông Truman cho rằng đây là một con bài áp lực với nhà lãnh đạo Liên Xô, nhưng đáng ngạc nhiên là Stalin đã lắng nghe với vẻ bình thản.

Thứ nhất là, tình báo Liên Xô thường xuyên báo cáo điện Kremlin về công việc của các nhà khoa học Mỹ trong dự án bí mật có tên Manhattan. Thứ hai, Liên Xô cũng đang đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, chế tạo loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này.

Không vũ khí hạt nhân, các cường quốc chỉ là “ông lớn nửa vời” ảnh 2

Liên Xô công bố chế tạo thành công bom nguyên tử vào ngày 8-3-1950

Thất vọng với phản ứng của Stalin, ngày hôm sau Truman đã ra lệnh chuẩn bị ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Ông muốn chứng tỏ bằng thực tế về sức mạnh hủy diệt của vũ khí mới. Tháng 8-1945, không quân Mỹ thả bom nguyên tử xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, giết chết hàng trăm ngàn thường dân.

Chẳng bao lâu sau Mỹ, Liên Xô tuyên bố đã thử nghiệm thành công vũ khí nguyên tử vào năm 1950. Sau đó, Anh và Pháp cũng bước vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân, rồi đến lượt Trung Quốc. Thử nghiệm vũ khí hạt nhân được các cường quốc ồ ạt thực hiện trên không, trong lòng đất và dưới nước. Còn ngoài không gian vũ trụ, theo báo chí, Liên Xô đã thực hiện bốn và Mỹ thực hiện năm vụ thử hạt nhân.

Trong thập kỷ qua, kho vũ khí hạt nhân thế giới đã bổ sung thêm các loại vũ khí mới, với sức mạnh hủy diệt lớn gấp nhiều lần quả bom nguyên tử đầu tiên. Ngày nay, một số quốc gia sở hữu tiềm năng khoa học và kỹ thuật tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel…, cũng có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân trong thời gian ngắn.

Không vũ khí hạt nhân, các cường quốc chỉ là “ông lớn nửa vời” ảnh 3

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident II D5 phóng từ tàu ngầm của Mỹ

Một trong những công cụ kiềm chế sự lan tràn vũ khí hạt nhân chính là Hiệp ước cấm thử nghiệm toàn diện, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1996. 182 quốc gia đã ký vào văn kiện này, ngoại trừ Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên.

Vũ khí hạt nhân: Quyền trượng của những kẻ mạnh

Hiệp ước cấm thử nghiệm toàn diện vũ khí hạt nhân đã được 157 quốc gia phê chuẩn. Đáng ngạc nhiên là Mỹ vẫn chưa có trong số đó. Tuy nhiên trong thực tế, từ đầu thế kỷ XXI, năm quốc gia sáng lập câu lạc bộ hạt nhân đã từ chối thử nghiệm hạt nhân dưới lòng đất. Họ có thể sử dụng công nghệ thông tin với các hệ thống siêu máy tính để nghiên cứu.

Có ý kiến rằng sự bảo đảm đáng tin cậy duy nhất chính là tiêu diệt hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, trong những thập kỷ tới đó là điều khó có thể. Theo các chuyên gia, yếu tố tiên quyết để vũ khí hạt nhân còn tồn tại là các cường quốc hiện nay coi nó là một công cụ chính trị, một cây gậy răn đe trong các cuộc xung đột quốc tế.

Không vũ khí hạt nhân, các cường quốc chỉ là “ông lớn nửa vời” ảnh 4

Tên lửa đạn đạo liên lục địa, bệ phóng cơ động trên mặt đất RS-12 Topol-M của Nga

Từ khi ra đời đến nay, vũ khí hạt nhân mới chỉ có 1 lần duy nhất được sử dụng. Thế nhưng, các cường quốc vẫn không ngừng nâng cấp và làm mới kho vũ khí hạt nhân, các quốc gia chưa có thì dốc sức vào nghiên cứu, chế tạo và coi nó là thứ vũ khí tối quan trọng trong chiến lược phát triển vũ khí quốc gia. 

Nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ những ưu điểm tuyệt đối của nó là có thể mang trên nhiều phương tiện phóng như máy bay ném bom chiến lược, chiến thuật (tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, bom hạt nhân), các khu trục hạm, tuần dương hạm (tên lửa hành trình), tàu ngầm hạt nhân (tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo) và các bệ phóng trên đất liền.

Với các phương tiện mẹ như trên, các loại bom hạt nhân, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân có cự ly tấn công siêu xa, tốc độ tấn công cực nhanh, uy lực tấn công cực mạnh, khả năng sát thương trên diện rộng cực kỳ nhanh chóng. Ngay cả khi vào đến lãnh thổ đối phương, có đánh chặn được thì với sức công phá lớn nó vẫn có khả năng phá hủy ghê gớm. Đây là những ưu điểm mà không loại vũ khí tấn công chính xác nào có được.

Không vũ khí hạt nhân, các cường quốc chỉ là “ông lớn nửa vời” ảnh 5

8 đầu đạn của ICBM LGM-118 Peacekeeper tái nhập khí quyển tấn công các mục tiêu độc lập 

Thứ hai: Nghiên cứu, chế tạo thành công vũ khí hạt nhân là thước đo trình độ công nghiệp quốc phòng và thực lực của nền kinh tế quốc gia, biểu trưng cho địa vị của một cường quốc. Gia nhập vào “Câu lạc bộ hạt nhân” sẽ mang lại niềm tự hào dân tộc, nâng cao vị thế và tiếng nói quốc gia trong giải quyết các sự vụ quốc tế.

Thứ 3: Phát triển vũ khí hạt nhân có liên quan đến rất nhiều ngành khoa học lí thuyết và công nghệ ứng dụng then chốt, không chỉ bao gồm vật lý hạt nhân và còn liên quan đến các công nghệ vật liệu, hóa học, cơ khí, điện tử, viễn thông,… Quá trình nghiên cứu, chế tạo thành công vũ khí hạt nhân sẽ giúp một quốc gia nâng cao trình độ toàn diện của nền công nghiệp.

Vì vậy, có thể khẳng định trong tương lai rất xa, vũ khí hạt nhân vẫn sẽ được phát triển và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia của các nước trên thế giới. Đối với các cường quốc hiện nay, không có vũ khí hạt nhân thì sẽ chỉ là một “ông lớn nửa vời”, không có khả năng răn đe làm kẻ khác khiếp sợ.