- Ngược đãi mẹ già xử lý thế nào?
- Giám định gene để nhận cha đã chết - quan trọng là lấy mẫu
- Tránh rủi ro khi lấy chồng "đào mỏ"
Ths. Luật sư Huỳnh Phương Nam - Trưởng VPLS Huỳnh Nam. Địa chỉ: Số 348 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội.
Trả lời: Theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Mục II -Nghị quyết 01 - HĐTP ngày 18-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự.
Pháp luật hiện hành cũng quy định người được xóa án tích coi như chưa bị kết án (Điều 63 - Bộ luật Hình sự) và thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính (Điều 7 - Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Còn đối với trường hợp ông nội bạn, trong quá trình chấp hành hình phạt tù, tòa án đã tuyên “trắng án”. Thực chất, quyết định đó là quyết định tuyên bố ông nội bạn “không phạm tội”. Do đó, ông bạn không bị coi là có tiền án.
Trường hợp ông nội bạn nếu vẫn bị xử lý hành chính thì tính đến nay cũng đã hết thời hiệu để coi là có tiền sự. Và như vậy việc này không liên quan gì đến các điều kiện để bạn thi tuyển hoặc chuyển sang ngành công an, theo quy định về lý lịch chính trị của người thi tuyển vào ngành công an, tại Thông tư số: 53/2012/TT-BCA ngày 15-8-2012 của Bộ Công an.
