Khởi động dự án đầu tư giao thông với số tiền kỷ lục

(ANTĐ) - Ngày 13/11, UBND thành phố phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức khởi động Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hà Nội. Dự án này sẽ được triển khai từ nay đến hết năm 2013.

Hà Nội

Khởi động dự án đầu tư giao thông với số tiền kỷ lục

(ANTĐ) - Ngày 13/11, UBND thành phố phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức khởi động Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hà Nội. Dự án này sẽ được triển khai từ nay đến hết năm 2013.

Hà Nội đang phát triển loại hình phương tiện vận chuyển khối lượng lớn
Hà Nội đang phát triển loại hình phương tiện vận chuyển khối lượng lớn

Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được UBNDTP phê duyệt và Ngân hàng Thế giới duyệt cho vay vốn và viện trợ không hoàn lại với tổng kinh phí đầu tư 304,7 triệu USD tương đường với 4.875 tỷ đồng. Trong đó vốn vay từ Ngân hàng Thế giới là 155,21 triệu USD, vốn viện trợ từ quỹ GEF là 9,8 triệu USD và vốn đối ứng trong nước là 139,68 triệu USD.

Dự án bao gồm 3 hợp phần là xây dựng hệ thống xe buýt nhanh (BRT) với kinh phí 99,88 triệu USD; hợp phần hạ tầng giao thông kinh phí 194, 33 triệu USD và hợp phần tăng cường thể chế là 10,49 triệu USD.

Có thể nói đây là dự án đầu tư, phát triển hệ thống giao thông lớn được đầu tư với số tiền kỷ lục nhất từ trước tới nay tại Hà Nội.

Mục tiêu chính của dự án là phát triển hạ tầng giao thông đô thị thành phố khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, tăng cường việc sử dụng giao thông công cộng, giảm thời gian đi lại của tất cả các loại phương tiện từ trung tâm thành phố đến phía Tây và Tây Bắc...

 Ông Trần Danh Lợi, Phó giám đốc Sở GTCC cho biết, hợp phần xây dựng hệ thống xe buýt nhanh BRT sẽ xây dựng 2 tuyến buýt với tổng kinh phí gần 100 triệu USD. Trong đó phần xây lắp là 45,3 triệu USD, thiết bị 28,2 triệu USD, chi phí GPMB là hơn 1 triệu USD.

Hai tuyến buýt nhanh được xây dựng gồm tuyến Láng Hạ- Giảng Võ dài 17,4km với điểm đầu là Hà đông và điểm cuối là hồ Hoàn Kiếm. Các điểm đỗ trên tuyên cách nhau từ 350- 500m, trên tuyến còn xây dựng 2 điểm trung chuyển là Khuất Duy Tiến và bến xe Kim Mã. Xe buýt được sử dụng là loại buýt không khớp nối với chiều dài 12m, rộng 2,5m, có thể chở được từ 60- 80 khách.

Tuyến thứ buýt 2 là Giải Phóng dài 10,9 km với điểm đầu là đầm Quang Lai, điểm cuối là hồ Hoàn Kiếm. Tuy nhiên tuyến thứ 2 chỉ được khởi công xây dựng khi tuyến thứ nhất đã đưa vào hoạt động và rút kinh nghiệm thực tế.

Dự kiến, tuyến thứ nhất sẽ được khởi công vào năm 2008 và hoàn thành, đưa vào sử dụng vào năm 2010. 

Cùng với các tuyến buýt nhanh, depot đầu tiên của đường sắt đô thị Hà Nội cũng đã khởi công
Cùng với các tuyến buýt nhanh, depot đầu tiên của đường sắt đô thị Hà Nội cũng đã khởi công

 Đối với hợp phần hạ tầng giao thông, thì việc xây dựng tuyến đường vành đai 2 từ Nhật Tân- Cầu Giấy chiếm hầu hết hợp phần. Ông Đỗ Đức Huân, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư phát triển GTĐT cho biết, dự án xây dựng đường vành đai 2 có tổng kinh phí 170,5 triệu USD, trong đó phần xây lắp là 46,79 triệu USD, chi phí GPMB là 104 triệu USD, xây dựng khu tái định cư là 21,8 triẹu USD. Tuyến đường vành đai 2 có chiều dài 6,8km với điểm đầu là Nhật Tân và điểm cuối là nút giao thông Cầu Giấy. Dự án được chia làm 4 đoạn để thi công:

Đoạn 1, Nhật Tân- Bưởi dài 3,34km, mặt đường rộng từ 57,5- 64m. Mỗi chiều xe chạy gồm 3 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe thô sơ và dải phân cách giữa rộng từ 3-9m.

Đoạn 2, thi công nút Bưởi dài 560m, với việc xây dựng cầu vượt trực thông.

Đoạn 3, Bưởi- Cầu Giấy dài 1,52km, xây dựng 4 làn xe đi thẳng Bưởi- Cầu Giấy. Đường gom phía Đông sử dụng đê Bưởi hiện tại, đường gom phía Tây sử dụng đường ven sông Tô Lịch. tại đoạn này xây dựng 3 cầu vượt tại các nút nối cầu T11, nút Đội Cấn và nút Đào Tấn.

Đoạn 4 dài 620m, xây dựng nút Cầu Giấy tương tự như nút Bưởi, xây dựng cầu vượt trực thông. Trong hợp phần này còn xây dựng khu tái định cư CT1, quy mô 556 căn hộ với 3 khối nhà CT1A, B, C tại khu đô thị thành phố giao lưu huyện Từ Liêm.

Về hợp phần tăng cường thể chế, gồm các hạng mục quản lý chất lượng khí thải với việc xây dựng thêm 3 trạm quan trắc mới, trang bị công cụ quan trắc trên đường, thí điểm lắp đặt các trạm kiểm định xe máy trên đường. Hạng mục tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý giao thông công cộng và xây dựng chính sách giao thông. Trong đó sẽ lắp đặt các loại máy đếm xe tự động, mấy đếm xe xách tay, thiết bị dò các công trình ngầm, phần mềm quản lý giao thông. Đặc biệt, còn trang bị cho lực lượng CSGT, Thanh tra GTCC camera đo tốc độ, xe cứu hộ, xe máy và ô tô tuần tra trên đường, cân điện tử xách tay laọi 60 tấn, phần mềm phân tích TNGT...

Theo thống kê sơ bộ toàn bộ Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hà Nội có khoảng 1.674 hộ nằm trong diện GPMB, trong đó có 776 hộ phải di chuyển, tái định cư tại nơi ở mới. Hợp phần BRT, có 150 hộ trong diện GPMB, trong đó có 10 hộ tái định cư. Hợp phần đường, có 1524 hộ trong diện GPMB của dự án với 766 hộ phải tái định cư. Cụ thể dự án đường vành đai 2 có 966 hộ trong diện GPMB với 344 hộ tái định cư; nút Cầu Giấy có 98 hộ trong diện GPMB với 72 hộ tái định cư; nút Bưởi có 460 hộ trong diện GPMB với 350 hộ tái định cư.

Tường Lâm