Hương Tết từ bánh trời, đất

ANTĐ - Dù vội vàng, tất bật hòa vào hương xuân ngày Tết, song người dân vẫn gác lại để hòa vào tục xưa để nhớ về cuội nguồn.
Du xuân trong cuộc thi làm bánh nhãn ở làng Chiềng, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, Thanh Hóa là cuộc tạ ơn nhớ về cuội nguồn được người dân thường làm vão mỗi dị xuân sang.

Những viên bánh nhỏ được dâng lên tổ tiên, thành hoàng để cầu mong một mùa xuân mới no đủ, viên mãn. Bánh nhãn có 2 mầu, mầu trắng là tượng trưng cho bầu trời, mầu đen tượng trưng cho trái đất. Tục truyền rằng, xưa có 1 vị tướng quân thời lý đi qua vùng đất xứ Thanh dẹp loạn vùng đất phương nam, khi thắng trận trở về dân làng biết ơn đã sáng chế ra loại bánh tròn trịa để tạ ơn trời đất với mong muốn tất cả sẽ hoàn hảo như viên bánh mừng xuân.

Mâm bánh nhãn dùng tế trời đất vào dịp xuân

để cầu mong một năm no ấm

Người dân dâng bánh nhãn ngày xuân nhớ về cuội nguồn

Hấp vị cho bánh nhãn

Khoảng sân rộng của làng là nơi du xuân và thi làm bánh dâng trời đất

Mỗi mâm bánh là tấm lòng của người sau biết ơn người đi trước

Người làm bánh hóa trang như quân của vị tướng khi xưa

Bánh mầu nâu là tượng trưng cho bầu trời

Bánh làm bằng bột nếp

Bánh mầu đen tượng trưng cho trái đất

Cuộc thi của làng xuân nào cũng có, xuân nào cũng vui

Cuộc du xuân ở làng là cuộc hội ngộ, hẹn hò gặp gỡ xóm giềng

Trời và đất trong tâm thức của người dân

Cuộc du xuân năm nào cũng có màn thi thổi cơm
vào khi lễ tế bánh nhãn dâng trời đất xong