
“Tôi đánh giá tình hình đang xảy ra ở Biển Đông là rất nguy hiểm. Đây là sự khiêu khích từ phía Trung Quốc vì rõ ràng khu vực này thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tình hình hiện nay đang diễn ra rất nhanh và căng thẳng. Các nhà khoa học rất đồng tình về nguyên tắc của Việt Nam, lãnh đạo Việt Nam trong cách xử lý vấn đề hiện nay. Nguyên tắc này là sự kết hợp của hai quan điểm, một mặt khẳng định chủ quyền của Việt Nam và chỉ ra việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền, mặt khác là yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981, chuyển từ xung đột sang một cơ chế đối thoại, không để căng thẳng trở thành một cuộc chiến. Điều này rất quan trọng và thực tế, cho thấy chính sách sáng suốt và kiên quyết của Việt Nam”.

“Tôi cho rằng đến nay Việt Nam đã làm tất cả những gì mà các bạn cần phải làm. Việt Nam cần tận dụng mọi kênh đối ngoại để vận động sự ủng hộ của quốc tế nhằm tạo ra một thông điệp chung là những hành động của Trung Quốc vừa qua không chỉ là hành vi cưỡng ép, quấy rối các quốc gia láng giềng mà còn là hành vi vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển”.

“Chúng tôi thường xuyên khẳng định quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông, ví dụ như trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin tháng 11-2013, rằng chúng tôi ủng hộ giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình, tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tôi tin rằng nước Nga không đứng bên lề sự kiện này, mà nước Nga rất quan tâm theo dõi tình hình đang xảy ra ở Biển Đông vì điều này không chỉ gây bất ổn đến khu vực Đông Nam Á mà cả châu Á nói chung. Do đó cần phải tìm một cách thức nào đó để giải quyết tình hình phức tạp hiện nay”.