- Về Biển Đông, ASEAN cần tiếp tục thể hiện tiếng nói chung
- Không nên có lời nói và hành động làm phức tạp tình hình Biển Đông
- Hội nghị ASEAN: Thủ tướng đề nghị không quân sự hóa Biển Đông

Hình ảnh máy bay Mỹ chụp được hôm 21-5 cho thấy Trung Quốc bồi đắp trái phép
ở Biển Đông
Về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, các học giả nhất trí rằng để đảm bảo an ninh và ổn định ở Biển Đông, các bên cần thực thi chính sách tự kiềm chế, giữ nguyên trạng, không thực hiện các hành động đơn phương trên Biển Đông như quân sự hóa các điểm chiếm đóng hoặc tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Một số đại biểu bày tỏ quan ngại về hoạt động cải tạo đảo trái phép với quy mô lớn, xây dựng đường băng và khả năng lắp đặt các trang thiết bị quân sự của Trung Quốc tại các công trình nhân tạo ở Biển Đông. Các diễn biến mới này có thể dẫn đến chạy đua vũ trang tại Biển Đông và đe dọa đến hòa bình, an ninh của khu vực.
Trên khía cạnh pháp lý, các học giả tiếp tục nhấn mạnh vai trò của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) là cơ sở để xác định các quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia tại các vùng biển ở Biển Đông. Một số học giả Trung Quốc lập luận về quyền lịch sử mà Trung Quốc có thể vận dụng để giải thích “đường chín đoạn” ở Biển Đông từ góc độ tập quán quốc tế song không nhận được sự đồng tình của nhiều học giả.
Phát biểu bế mạc, Đại sứ Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao nhận định: “Hội thảo đã thảo luận sâu nhiều khía cạnh gai góc nhất ở Biển Đông như diễn biến trên thực địa, chiến lược quân sự của các nước, việc áp dụng luật pháp quốc tế, và tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.
Tình hình Biển Đông có thể chịu tác động trái chiều từ nhiều khó khăn thách thức, diễn biến phức tạp, khó lường ở các khu vực khác trên thế giới. Vì vậy, các bên cần có các cách tiếp cận đa phương, đề cao các diễn đàn an ninh khu vực, tôn trọng tiếng nói của các quốc gia tầm trung, các quốc gia nhỏ và tuân thủ luật pháp quốc tế.