- Tư thế ngủ tiết lộ gì về sức khỏe?
- Trà hoa dâm bụt giúp hạ huyết áp
- 14 lợi ích bất ngờ của hít thở sâu

Củ cải đường
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi uống nước ép củ cải đường, vi khuẩn trong miệng sẽ chuyển hóa nitrate thành nitrite giúp cho các mạch máu giãn rộng ra, máu lưu thông tốt hơn, cung cấp ôxy vào máu tốt hơn cho những vùng đang thiếu hụt hai nguồn dưỡng chất này, đặc biệt là lên não và giúp làm giảm huyết áp. Chỉ sau vài giờ uống nước ép củ cải đường, huyết áp có thể giảm 4-10mmHg. Giảm ít nhất 5mmHg huyết áp cũng làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do đột quỵ.
Tỏi
Trong lịch sử, các nền văn minh lớn cổ đại đều coi tỏi là phương thuốc thần kỳ. Các thành phần hoạt chất trong tỏi là Allicin, một hợp chất lưu huỳnh được hình thành khi tỏi được nghiền nát, cắt nhỏ hoặc nhai làm giảm đáng kể huyết áp cao. Tỏi cũng làm giảm Lipoprotein mật độ thấp (cholesterol LDL xấu) từ 10-15%. Bổ sung 600-1.200mg tỏi mỗi ngày tương đương 2 tép tỏi sẽ kiểm soát huyết áp một cách hiệu quả.
Dầu cá
Dầu cá dùng để chỉ các axít béo tự nhiên được tìm thấy trong các loài cá, như axit béo Omega-3 - rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhiều thử nghiệm cho thấy bổ sung dầu cá rất tốt với bệnh nhân bị huyết áp cao. Về cơ bản, bổ sung nhiều chất béo Omega-3 hơn Omega-6 là tốt hơn cho sức khỏe tim mạch. Nếu tỉ lệ này là 4:1 sẽ giảm 70% bệnh liên quan đến tim mạch. Chất béo Omega-3 có nhiều trong dầu cá, dầu ô liu, quả óc chó và hạt lanh, trong khi đó Omega-6 có nhiều trong các loại dầu hạt, dầu thực vật.
Hạt điều và hạt hạnh nhân
Hạnh nhân và hạt điều rất giàu magiê, đặc biệt hiệu quả đối với quá trình trao đổi chất và bệnh huyết áp cao. Magiê là một khoáng chất cần thiết liên quan đến hơn 300 phản ứng cơ thể. Thiếu magiê trong chế độ ăn uống có liên quan chặt chẽ với các biến chứng huyết áp.
Cải xoăn
Giống như rau chân vịt, cải xoăn rất giàu vitamin, khoáng chất, chất chống ôxy hóa, và các hợp chất khác được biết đến giúp ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, lý do cải xoăn có thể làm giảm huyết áp cao là vì giàu magiê, kali và vitamin C - được coi bộ ba chất dinh dưỡng có tác dụng kiểm soát huyết áp và giảm thiểu nguy cơ huyết áp cao.
Nghệ
Các thành phần hoạt chất chính trong củ nghệ là chất curcumin, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Trong một nghiên cứu trên 32 phụ nữ sau mãn kinh, bổ sung 150mg curcumin trong 8 tuần cải thiện lưu lượng máu tương đương với những người tập thể dục 3 lần mỗi tuần. Curcumin có lợi với lưu lượng máu và huyết áp được cho là liên quan đến oxit nitric, tương tự như củ cải đường. Bổ sung chất curcumin có thể làm tăng lưu thông oxit nitric, lên đến 40% chỉ trong 4 tuần.
Trà xanh
Trà xanh chứa một loạt các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Đặc biệt polyphenol được gọi là catechin cải thiện lưu lượng máu và huyết áp. Giống như củ cải đường và chất curcumin, cơ chế được cho là liên quan đến oxit nitric. Uống 2 cốc trà xanh mỗi ngày (500ml) có thể làm tăng đường kính động mạch lên đến 40%, tăng lưu lượng máu, giảm 31% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Vitamin K2
Vitamin K2 giúp điều chỉnh canxi trong xương và loại bỏ canxi trong mạch máu giúp chống chứng xơ cứng động mạch và canxi hóa thành mạch. Chất béo, các sản phẩm sữa bao gồm bơ, phô mai, sữa chua, gan là nguồn giàu vitamin K2. Tăng lượng vitamin K2 như một biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch bởi cơ thể dễ bị vôi hóa động mạch do mắc bệnh tiểu đường hoặc cholesterol cao và huyết áp cao.
Dầu ôliu
Dầu ôliu được xem như là loại dầu lành mạnh nhất trên thế giới. Đó là một yếu tố chính của chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải, và là chất béo không bão hòa đơn giúp trái tim khỏe mạnh và chất chống ôxy hóa phenolic giảm các cơn đau tim, đột quỵ lên đến 30%. Trong một nghiên cứu 23 người bị huyết áp cao cho thấy bổ sung dầu ô liu giảm 48% nguy cơ tăng huyết áp so với dầu hướng dương.