- Phát hiện nhiều mẫu cà phê không có cafein ở các "shop rong"
- Xử phạt cơ sở sản xuất cà phê rởm
- Uống cà phê dạo: “May nhờ, rủi chịu”
Thực trạng cà phê rởm với tỷ lệ khoảng 30% cà phê nguyên chất và 70% chất độn gồm đậu nành, hạt ngô cùng các loại hương liệu hóa học tạo mùi đã gây xôn xao dư luận trong mấy năm gần đây.
Cuộc “đột kích” đồng loạt nhiều cơ sở chuyên rang xay cà phê độn trên địa bàn TP.HCM vừa diễn ra chỉ là phần nổi tảng băng, ở đó phần chìm là làm ăn gian lận, kiếm tiền căng túi bằng đủ mọi phương cách “đầu độc” người tiêu dùng ở hầu khắp các thành phố đô thị.
Chưa bao giờ xuất hiện nhiều quán cà phê như hiện nay, còn cà phê dạo thì phục vụ tận... miệng, đây chính là mảnh đất mầu mỡ cho thị trường cà phê rởm thả sức hoành hành. Đến mức, hiện nay thị trường phổ biến chiếm 13 công thức pha chế, tùy theo khẩu vị vùng miền. Công thức rẻ, khá phổ biến chỉ có 10-13% là cà phê thật, còn lại là đậu nành và bột ngô được pha chế để tạo độ sánh, kết dính.
Quá trình “biến hóa” này không thể thiếu các loại hóa chất, phẩm màu, hương liệu để tạo mùi vị, màu sắc... để lừa người tiêu dùng ngay cả những người được đánh giá là “sành” uống ở cà phê ở Hà Nội, TP.HCM, thậm chí ngay tại “kinh đô” cà phê Tây Nguyên.
Nỗi ghê sợ sự “phù phép” cà phê độn đã đến mức báo động khi mới đây, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã công bố kết quả khảo sát gần 400 mẫu cà phê thu thập trên thị trường Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Lâm Đồng, Sóc Trăng.
Qua 3 đợt khảo sát, kết quả không có gì bất ngờ, chỉ tăng thêm kinh hoàng: hơn 30% mẫu cà phê hầu như không có hàm lượng chất caffeine, thành phần chính là cà phê.
Đáng ghê sợ hơn, nhóm cà phê này bán tại các quán vỉa hè, căng tin bệnh viện, trường đại học. Người tiêu dùng đã trót “nghiện” thứ nước uống giúp tỉnh táo đầu óc, tăng sức sáng tạo này liệu có sự lựa chọn nào đỡ... đáng sợ hơn không?