Ở địa bàn huyện Krông Năng, tình trạng người dân lén lút chế tạo, tàng trữ, sử dụng trái phép súng săn, súng tự chế nhiều nhất là tại các xã Ea Đá, Ea Tam, Đliê Ya. Không chỉ sử dụng các loại súng tự chế để săn bắn thú rừng, mà nhiều người còn dùng để bắn gia súc, gia cầm của người dân.
Thậm chí, gần đây ở địa bàn huyện Krông Năng do mâu thuẫn cá nhân đã xảy ra 2 vụ đối tượng dùng súng tự chế để bắn nhau. Trong đó, 1 vụ xảy ra ngay tại xã Ea Hồ. Đối tượng gây án là Y Rim M’Lô, trú tại thị trấn Krông Năng. Trước đây, Y Rim M’Lô nguyên là Bí thư đoàn thanh niên của thị trấn Krông Năng. Nhưng do rựơu chè, ăn nhậu bê tha nên đối tượng đã bị đuổi việc cách đây vài tháng.
Vào ngày 13/5/2014, Y Rim M’Lô (SN 1989), trú tại thị trấn KrôngNăng, đã cùng bạn đi đến cửa hàng tạp hóa của chị Nguyễn Thị Hải (SN 1967) tại buôn Wik, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng để mua đồ nhậu, rồi xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, hắn đã rút khẩu súng tự chế trong người ra bắn vào vùng mặt của chị Hải. Rất may, viên đạn bay sượt qua mặt, nên chị Hải chỉ bị thương tích 10%. Tại cơ quan công an, đối tượng Y Rim M’Lô khai nhận toàn bộ hành vi của mình.

Đối tượng Y Rim M’Lô cùng tang vật bị cơ quan công an huyện Krông Năng bắt giữ.
Trước tình hình đó, thực hiện kế hoạch số 400 của Công an tỉnh Đắk Lắk, từ cuối năm 2012 đến nay, lực lượng công an các xã cùng công an huyện Krông Năng đã vận động nhân dân giao nộp và tổ chức thu gom được hơn 220 khẩu súng các loại.
Trong đó có trên 170 khẩu súng săn, súng kíp, 50 khẩu súng tự chế bắn hơi cồn, 1 khẩu súng quân dụng, 3,7 kg thuốc nổ và một số đạn bi các loại. Đòng chí Thượng tá Nguyễn Gia Lương, Phó Trưởng công an huyện Krông Năng, cho biết thêm: “Công an huyện đã phối hợp với công an các xã triển khai vận động, tổ chức thu hồi tại các xã có tình trạng người dân xử dụng vũ khí, vật liệu nổ nhiều trong dân như tại các xã Ea Đá, Ea Púk, Ea Tam, Dlieya. Đặc biệt từ 6 tháng đầu năm 2014, trên địa bàn huyện, lực lượng chức năng đã phát hiện người dân tự chế súng bắn hơi cồn, đây là loại súng dễ độ chế, nhưng rất nguy hiểm. Trong đó, đối tượng sử dụng nhiều chủ yếu là đối tượng thanh thiếu niên”.