- Trung Quốc có thể dùng căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở Bồ Đào Nha
- Anh chuẩn bị mua liền 800 xe chiến đấu bọc thép Boxer từ Đức
- Nga sẽ bàn giao S-400 cho Ấn Độ vào năm 2020
Trong một cuộc hội thảo với thanh niên Đức tại thành phố Paderborn vào hôm 17-10, Thủ tướng Merkel cho biết bà sẽ đề nghị người dân đóng góp thêm tiền cho quân đội quốc gia: “Trong thế kỉ 21, chúng ta sẽ không nhận được nhiều sự giúp đỡ như thời thế kỉ 20. Chúng ta sẽ tăng ngân sách quốc phòng từ 1,2 lên 2% theo yêu cầu từ NATO”.
Bà Merkel viện dẫn sức ép từ Tổng thống Mỹ Barack Obama là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định của mình. Ngoài ra, nhiều chính trị gia Mỹ, trong đó có ứng viên tổng thống Đảng Cộng hoà Donald Trump và ứng cử viên sáng giá trước đây của Đảng Dân chủ Bernie Sander cũng lên tiếng chỉ trích các nước đồng minh NATO vì để Mỹ gánh vác một phần lớn chi phí phòng thủ chung.

Thủ tướng Merkel đặt mục tiêu tăng ngân sách quốc phòng của Đức
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngân sách quốc phòng Đức sẽ phải tăng lên 60 tỉ euro/năm. Đây là một con vô cùng lớn và yêu cầu một sự thay đổi toàn diện do kế hoạch ngân sách của Đức hiện nay chỉ là tăng đến 39,2 tỉ USD/năm vào năm 2020.
Ngoài ra, Thủ tướng Merkel cũng cần thuyết phục quốc hội Đức chấp thuận lời đề nghị của mình, đặc biệt là khi nhiều thành phần trong liên minh cầm quyền của bà không mấy làm mặn mà về ý tưởng đóng góp nhiều hơn cho NATO.
Điều thuận lợi với Thủ tướng Merkel hiện nay đó dân chúng Đức dường như lại ủng hộ việc tăng chi phí quốc phòng trong giai đoạn căng thẳng với Nga đang leo thang. Trong một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện vào tháng 12-2015, 56% người được hỏi ủng hộ việc mở rộng quy mô quân sự của Đức, cao hơn nhiều so với con số 30% người phản đối ý tưởng này.