Đề Thi THPT quốc gia: Độ khó ở mức nào?

ANTĐ -  Trước câu hỏi độ khó của đề thi THPT quốc gia năm nay có làm ảnh hưởng đến khả năng đỗ tốt nghiệp của thí sinh, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT khẳng định, năm nay điểm trung bình đạt tốt nghiệp THPT là 3 điểm, thấp hơn 2 điểm so với năm 2014.

Đề Thi THPT quốc gia: Độ khó ở mức nào?  ảnh 1Đề thi kỳ thi THPT quốc gia sẽ có khoảng 60% nội dung để xét tốt nghiệp THPT, còn 40% phân hóa để xét tuyển sinh ĐH, CĐ

- PV: Ông cho biết những thay đổi về cách ra đề thi sau khi Bộ GD-ĐT lấy ý kiến đóng góp với đề thi minh họa?

- Ông Mai Văn Trinh: Sau khi Bộ công bố đề minh họa, đã có một bộ phận chuyên trách tổng hợp, phân tích các ý kiến thi đóng góp của các chuyên gia, các nhà giáo và học sinh. Trong đó, có những ý kiến nhận xét một số nội dung kiến thức mà đề minh họa đưa ra còn khó… Trên cơ sở đó, chúng tôi đã căn chỉnh để làm sao đề thi chính thức bảo đảm được mục tiêu của kì thi. Nếu trước đâyác câu hỏi từ dễ đến khó.

- Một bài thi bao gồm 2, đề minh họa trộn ngẫu nhiên những câu hỏi dễ và khó thì đề thi chính thức sẽ sắp xếp c mục đích sẽ gây khó khăn cho những thí sinh chỉ có mục đích xét tốt nghiệp THPT. Ông có thể nói gì trước những lo lắng của các thí sinh?

- Đề thi có khoảng 60% nội  dung để xét tốt nghiệp THPT, còn 40% phân hóa dần để xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Có thể hình dung như thế này: nếu như bài thi tốt nghiệp THPT năm trước 10 điểm thì năm nay trong kì thi này sẽ tương đương với 6 điểm. Như vậy có thể hiểu rằng, nếu năm ngoái bài thi 5 điểm là đạt tốt nghiệp THPT thì năm nay các em được 3 điểm vẫn đỗ tốt nghiệp THPT. Như vậy sẽ rất hợp lí về mặt khoa học và logic về mặt cấu trúc của đề thi. Ngoài điểm thi thì điểm học lực lớp 12 còn chiếm 50% trong số điểm xét tốt nghiệp THPT.


- Tình trạng thí sinh dồn về các cụm thi địa phương để mong đỗ tốt nghiệp khiến nhiều người lo ngại sự chênh lệch trong cách tổ chức giữa hai cụm thi này. Vậy Bộ làm thế nào để đảm bảo công bằng, chất lượng?

- Dù có hai loại cụm thi nhưng Bộ vẫn yêu cầu đưa các trường ĐH về giám sát việc tổ chức thi tại các cụm do địa phương chủ trì. Bên cạnh việc coi thi nghiêm túc thì một khâu nữa cũng không kém phần quan trọng là chấm thi. Ngoài chấm hai vòng độc lập thì còn chấm kiểm tra theo tiến độ chấm, chấm thẩm định… Giả sử có hội đồng nào có điểm thi cao một cách bất thường thì việc chấm thẩm định sẽ giúp rà soát lại quá trình coi thi, chấm thi có nghiêm túc hay không. 

- Vậy bộ GD-ĐT có tính tới độ chênh trong khâu chấm điểm do chất lượng không đồng đều giữa giáo viên các vùng miền?

- Chất lượng giáo viên của chúng ta hiện nay mặt bằng chung đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Những người được huy động chấm thi THPT quốc gia chắc chắn sẽ phải là những người đạt yêu cầu về phẩm chất, năng lực và có kinh nghiệm thực tế. Hơn nữa, việc chấm thi có hướng dẫn rất cụ thể, thang điểm rõ ràng. Vừa qua, chúng tôi đi khảo sát thì thấy các địa phương cũng rất chủ động, trách nhiệm trong việc này. Ví dụ, Hà Tĩnh tổ chức thi thử dựa trên đề thi minh họa và tập huấn cho giáo viên về cách chấm thi ngay trong quá trình chấm bài thi thử.

PGS. TS Phan Huy KHải tư vấn về môn toán: Phân phối thời gian hợp lý, “năng nhặt chặt bị”

PGS.TS Phan Huy Khải, nguyên Giám đốc Trung tâm đào tạo sau ĐH, Viện Toán học cho biết, với môn Toán, thí sinh cần “năng nhặt chặt bị” từng 0,25 điểm. Bí quyết để “giải quyết” môn Toán chính là phân phối thời gian làm bài thi một cách hợp lý.

Nguyên tắc 1: Giải quyết câu dễ trước

Thí sinh cần giải ngay các câu có thể làm được, làm tuần tự cho tới những câu khó nhất. Theo đó, thứ tự các câu cần giải quyết bám theo đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT gồm: Câu 1 (ý a): Khảo sát hàm số; Câu 1 (ý b): Bài toán liên quan đến khảo sát hàm số; Câu 2 (ý a): Biến đổi lượng giác; Câu 2 (ý b): Số phức (tương tự yêu cầu này có thể là tổ hợp...); Câu 5: Tính tích phân; Câu 9: Xác suất; Câu 6: Bài toán hình học không gian phần tính thể tích; Câu 6: Tính khoảng cách trong không gian (tương tự yêu cầu này có thể là yêu cầu  tính khoảng cách hoặc tính góc giữa hai đường thẳng chéo nhau...); Câu 7: Bài toán hình học giải tích không gian; Câu 8: Tọa độ trong không gian; Câu 4: Giải bất phương trình; Câu 10: Bài toán tìm GTLN, BTNN (có thể là bất đẳng thức).

Nguyên tắc 2: Phân phối thời gian hợp lý

Việc phân phối thời gian cho từng câu, từng ý của bài thi là quan trọng. Bài thi về môn Toán thí sinh sẽ làm trong 180 phút, bài có 9 câu, 10 ý. Như vậy, trung bình mỗi ý thí sinh có tối đa 18 phút để làm bài. Khung thời gian làm bài nên phân phối như sau: Các câu dễ nên gói gọn trong 10 phút (ví dụ câu 1 ý a, b, câu 2 ý a, câu 6); Các câu ở mức khó hơn nên dành tối đa 15 phút làcâu 2 ý b, câu 5, câu 9, câu 7; Câu 4 và câu 8 đòi hỏi độ khó cao nên đầu tư 20 phút và cuối cùng, câu “khó nhằn” nhất là câu 10 có thể mất25 phút. Trong đề thi minh họa của Bộ GD- ĐT, vì có câu 10 là khó nhất, thí sinh nếu cảm thấy không có khả năng giải được thì nên dành tuyệt đối thời gian cho các câu còn lại (thậm chí có thể dùng cả 180 phút). Đối với 1 câu, thí sinh nghĩ 15 phút không ra thì phải bỏ ngay và chuyển sang câu và ý tiếp theo.

Nguyên tắc 3: Trình bày rõ ràng, rành mạch, rõ ý

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất và rất dễ bị thí sinh “bỏ qua”. Bài thi sẽ được chấm theo ý với từng câu hỏi, chính vì thế có thể kết quả cuối cùng không đúng nhưng có những bước giải chính xác thì vẫn được tính điểm. Khi trình bày bài giải, thí sinh nên trình bày rõ ràng theo từng ý như Câu 1 (phần 1) hay (ý 1) để người chấm dễ theo dõi bài làm. Khi làm bài ở các phần cuối mỗi trang, cần trình bày sao cho giám khảo chấm thi thấy còn tiếp ở trang sau (nhất là những trang cuối ở bài thi) nếu không sẽ dễ bị chấm sót. 

Thầy vũ khắc ngọc- trung tâm học mãi: Bỏ qua câu hỏi “không dành cho mình”

Nếu đặt mục tiêu tối đa 8 điểm, khi đọc và cảm thấy câu hỏi rất khó và lạ, hãy bình thản nghĩ rằng “câu đó vốn không dành cho mình”, đánh dấu lại những câu hỏi này và nhanh chóng chuyển sang làm những câu khác.

 Nhưng làm sao để nhận dạng những câu hỏi khó và lạ này? “Kỹ năng luôn được hình thành từ thói quen” - cách hiệu quả nhất và duy nhất trong thời gian này là hãy lấy đề thi ĐH-CĐ chính thức những năm trước, đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia ra làm lại. Trong quá trình làm lại, thí sinh sẽ rà soát, phát hiện ra những dạng câu hỏi mình thường không làm được vì khá khó và lạ. Để nhận diện được cách giải của 1 bài tập, thí sinh cần phải nắm vững được bản chất của các phương pháp giải toán (dựa trên quan hệ gì) và dấu hiệu nhận biết ra nó. Khi đó thì chỉ cần đọc lướt qua đề bài cũng có thể hiểu ngay ra là cần phải làm gì.

Ví dụ: Bản chất của phương pháp bảo toàn nguyên tố là “Phương pháp giải toán dựa vào quan hệ về số mol” - do đó, nếu đề bài cho các số liệu trong 1 phản ứng/quá trình hóa học đều là số mol (hoặc thể tích) của các chất thì ta có thể nghĩ ngay tới phương pháp này. Ví dụ khác, bản chất của bảo toàn khối lượng là “Phương pháp giải toán dựa vào quan hệ về khối lượng” - do đó, nếu trong đề bài có số liệu ở dạng khối lượng mà ta không thể nào đổi thành số mol hay biểu diễn thành phương trình được, thì hãy nghĩ ngay tới  bảo toàn khối lượng. Hoặc trong phản ứng đốt cháy, nếu đề bài cho số liệu về O2 thì gần như 100% là sẽ phải bảo toàn nguyên tố Oxi...

Mặt khác, thí sinh cần nhớ, chỉ sau khi làm xong và kiểm tra những câu còn lại, bạn mới quay lại tiếp tục giải quyết những câu hỏi khó và lạ này. Nếu vẫn không làm được thì hãy đoán đáp án trước khi nộp bài thi. 

Dĩ nhiên, với những bạn có mục tiêu 9, 10 điểm để xét tuyển vào những trường đại học tốp đầu thì không thể bỏ sót câu hỏi nào.               
 Nghiêm An