- Tỷ lệ chi tiền “cảm ơn” ở Dự án cầu Vĩnh Tuy 2 của ông chủ Tập đoàn Thuận An
- Ông chủ Tập đoàn Thuận An có được dự án xây dựng cầu Đồng Việt như thế nào?
- Truy tố cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội trong vụ án Tập đoàn Thuận An
Trong đó, bị can Phạm Thái Hà bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Bị can Lê Ô Pích (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang (cũ) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Giữ vai trò lớn nhất trong vụ án, bị can Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch Tập đoàn Thuận An) và 26 bị can liên quan cùng bị truy tố tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
![]() |
Bị can Phạm Thái Hà (bên trái) và bị can Nguyễn Duy Hưng |
Theo cáo trạng, trong quá trình tham gia đấu thầu, trúng thầu và thi công các gói thầu của Dự án tại các tỉnh Bắc Giang (cũ), Tuyên Quang (cũ), Quảng Ninh, Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải, bị can Nguyễn Duy Hưng lợi dụng mối quan hệ thân thiết với một số cá nhân là lãnh đạo cấp cao, trong đó có bị can Phạm Thái Hà nhờ giới thiệu, can thiệp, tác động đến lãnh đạo cấp tỉnh, Bộ Giao thông Vận tải tạo điều kiện cho Tập đoàn Thuận An tham gia đấu thầu, trúng thầu, thi công.
Ông chủ Tập đoàn Thuận An thỏa thuận chi tỷ lệ phần trăm tiền "cơ chế" cho các cá nhân có trách nhiệm trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các gói thầu, dự án khi tạo điều kiện cho Tập đoàn Thuận An trúng thầu để hưởng lợi bất hợp pháp.
Cáo trạng xác định, sai phạm của Nguyễn Duy Hưng và các đồng phạm cùng những bị can liên quan trong vụ án đã gây thiệt hại tài sản Nhà nước với tổng số tiền hơn 120 tỷ đồng…
Dưới đây là danh tính các bị can trong vụ án sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội trong thời gian tới.
1. Bị can Phạm Thái Hà (sinh năm 1976; cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, quy định tại khoản 4 Điều 358 - Bộ luật Hình sự.
2. Bị can Lê Ô Pích (sinh năm 1980, cựu Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang (cũ) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3 Điều 356 - Bộ luật Hình sự.
Ở tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”
- Nhóm bị can thuộc Tập đoàn Thuận An, gồm:
3. Nguyễn Duy Hưng (sinh năm 1974, Chủ tịch HĐQT);
4. Trần Anh Quang (sinh năm 1985), Tổng Giám đốc);
5. Nguyễn Khắc Mẫn (sinh năm 1983, Phó Tổng Giám đốc);
6. Nguyễn Ngọc Hòa (sinh năm 1973, Phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐQT Công ty 168 Việt Nam);
7. Lê Thị Hoàng Hạnh (sinh năm 1980, Trưởng phòng KHKT Tập đoàn Thuận An);
- Nhóm bị can thuộc Ban Quản lý dự án Bắc Giang (cũ), gồm:
8. Nguyễn Văn Thạo (sinh năm 1967, cựu Giám đốc);
9. Đàm Văn Cường (sinh năm 1964, cựu Phó Giám đốc);
10. Hoàng Thế Du (sinh năm 1963, cựu Trưởng phòng QLDA giám sát công trình giao thông 2);
11. Nguyễn Văn Toán (sinh năm 1984, cựu Trưởng phòng Kỹ thuật - Tổng hợp);
12. Nguyễn Đức Tuấn (sinh năm 1987, cán bộ Phòng QLDA giám sát công trình giao thông 2).
- Nhóm bị can thuộc Ban Quản lý dự án Tuyên Quang (cũ), gồm:
13. Trần Viết Cương (sinh năm 1978, cựu Giám đốc Ban);
14. Lưu Xuân Hiếu (sinh năm 1981, cựu Phó Trưởng phòng điều hành dự án nước ngoài, cựu Phó Trưởng phòng Điều hành Dự án 2);
15. Phạm Quang Giang (sinh năm 1976, cán bộ Phòng Tài chính - Kế toán).
- Nhóm bị can thuộc Ban Quản lý dự án Hà Nội, gồm:
16. Phạm Hoàng Tuấn (sinh năm 1961, cựu Giám đốc Ban);
17. Nguyễn Chí Cường (sinh năm 1975, cựu Giám đốc Ban);
18. Phạm Văn Duân (sinh năm 1970, cựu Phó Giám đốc);
19. Đỗ Đình Phan (sinh năm 1979, cựu Phó Giám đốc);
20. Trịnh Văn Thanh (sinh năm 1983, cựu Phó trưởng phòng Quản lý thực hiện dự án 2 - trước là Phòng Giám sát 2);
21. Lê Văn Măng (sinh năm 1984, cựu cán bộ phòng Quản lý thực hiện dự án 2 - trước là Phòng Giám sát 2);
- Nhóm bị can thuộc Cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải (cũ), gồm:
22. Nguyễn Quang Huy (sinh năm 1978, cựu Giám đốc Ban QLDA 4);
23. Vũ Hải Tùng (sinh năm 1975, cựu Chi Cục trưởng Chi Cục quản lý xây dựng đường bộ);
24. Võ Tá Thanh (sinh năm 1976, cựu Phó Trưởng phòng; cựu Trưởng phòng, Phòng Dự án 3, Ban QLDA 4);
25. Vương Đình Kiều (sinh năm 1977, cựu cán bộ Ban QLDA6, Bộ Xây dựng; nguyên Trưởng phòng Kinh tế - Kế hoạch Ban QLDA 4, Cục Đường bộ Việt Nam);
- Nhóm bị can thuộc Ban Quản lý dự án tỉnh Quảng Ninh, gồm:
26. Phạm Thanh Bình (sinh năm 1976, cựu Giám đốc Ban);
27. Cao Ngọc Phúc (sinh năm 1981, cựu Phó Trưởng ban phụ trách Ban Điều hành dự án nhóm A).
- Ngoài ra, còn có 2 bị can là Giám đốc và Phó Giam đốc doanh nghiệp tư vấn, gồm:
28. Bùi Đình Tuân (sinh năm 1980, cựu Phó Giám đốc Công ty cổ phần CFTD Sáng tạo - nay là Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và thương mại PHD);
29. Nguyễn Văn Lâm (sinh năm 1980, Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn kỹ thuật và kiến trúc công trình Giao thông (A-ETC).