- Vụ bảo vệ Bệnh viện Nhi Trung ương chặn xe cứu thương: Giám đốc bệnh viện cũng phẫn nộ!
- Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm bảo vệ gây khó khăn cho người bệnh
- Bảo vệ chặn xe cứu thương, bệnh viện cũng phải chịu trách nhiệm
Đây là việc làm cần thiết. Tuy vậy, vấn đề được người dân quan tâm là tại sao xe cứu thương, cấp cứu được cho phép độc quyền chở bệnh nhi từ trong bệnh viện ra, dịch vụ này liệu có giá cao hơn giá xe cùng loại ở bên ngoài?
Thực tế cho thấy, việc các bệnh viện hạn chế xe taxi ra vào bệnh viện đưa đón khách gây tình trạng hỗn độn, ùn tắc trước cổng bệnh viện là cần thiết, được dư luận đồng tình. Nhờ vậy, tình trạng bắt khách, chèn ép, “chặt chém” trong dịch vụ đưa đón người bệnh trong và ngoài bệnh viện cũng đã được dẹp yên. Song, việc thay một tình trạng dịch vụ nhốn nháo bằng một thứ dịch vụ độc quyền đã đẩy người bệnh và người nhà của họ vào cái thế không được quyền lựa chọn, khi đó mục tiêu mà các bệnh viện đặt ra “vì sự hài lòng của người bệnh” bị ảnh hưởng.
Thế nhưng, chính từ sự việc trên, người dân không thể không “soi” lại và xâu chuỗi một loạt “hạt sạn” trong hoạt động đấu thầu, ký hợp đồng từ viên thuốc cho tới cung cấp các dịch vụ, trang thiết bị y tế đang “âm thầm” diễn ra. Dư luận đòi hỏi sự công tâm và tỉnh táo để soi xét đánh giá, hoàn toàn không “vơ đũa cả nắm”.
Bản thân những người trong ngành y, kể cả đại diện một số bệnh viện lớn cũng đã lên tiếng về hiện tượng “đi đêm”, “bắt tay” nhau giữa bệnh viện và các công ty dược cũng như các công ty cung cấp dịch vụ cho ngành y tế.
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ y tế có thể cần phải đầu tư rất nhiều tiền của, công sức. Dẫu vậy, không thể bỏ qua những khuất tất, mập mờ lợi ích đằng sau những hợp đồng, đấu thầu ăn chia trên... lưng người bệnh.