- Hàn Quốc có thể nâng mức giãn cách xã hội lên cao nhất
- Mỹ phê duyệt vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer, tiêm chủng từ ngày 14-12
- Mỹ tiếp tục thông qua thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan
Chính quyền ông Donald Trump đã mạnh tay sử dụng những biện pháp như áp đặt thuế quan, kiểm soát xuất khẩu, trừng phạt nhằm vào tất cả những nước đối thủ lẫn đồng minh của Mỹ.
Ví dụ, Mỹ đã áp dụng chế tài với Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh trong NATO vì Ankara bắt giữ một mục sư người Mỹ và đe dọa trừng phạt Đức vì vụ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2.
![]() |
Bất chấp sức mạnh kinh tế Trung Quốc và có quan hệ khá mật thiết với Mỹ, ông Donald Trump liên tục trừng phạt các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc, đồng thời phớt lờ những cảnh báo rằng lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào Iran sẽ vô dụng nếu không có sự giúp đỡ của châu Âu.
Theo dữ liệu của Gibson, Dunn & Crutcher, chính quyền ông Donald Trump đã dùng tổng cộng hơn 3.900 lệnh trừng phạt, đỉnh điểm là vào năm 2018 khi Mỹ tái áp nhiều biện pháp trừng phạt lên Iran sau khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.
Iran là mục tiêu lớn nhất của các biện pháp trừng phạt mà chính quyền ông Donald Trump đưa ra. Từ khi lên nắm quyền, ông đã trừng phạt 1.500 cá nhân và tổ chức của Iran trong 77 đợt khác nhau.
Theo Bloomberg, Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ rà soát lại toàn bộ các lệnh trừng phạt của chính quyền tiền nhiệm, nhưng nhiều khả năng công cụ này vẫn được sử dụng phổ biến. Những lựa chọn của ông Biden cho các vị trí trong nội các đang cho thấy các lệnh trừng phạt kinh tế sẽ tiếp tục là một công cụ quan trọng của Washington trong ít nhất 4 năm tới.