Những triệu chứng tê, mất cảm giác, nhiễm trùng là biến chứng do bệnh lâu ngày không được điều trị. Bà ngậm ngùi cho biết bản thân không thấy triệu chứng điển hình nào nên đã chủ quan với bệnh. Dù đã được chỉ định tháo khớp ngón cái nhưng những ngón còn lại của bà cũng rất khó giữ. Theo một thông báo của WHO tháng 3-2005 cứ 6 người mắc ĐTĐ có 1 người bị loét bàn chân. Trên phạm vi toàn cầu cứ 30 giây lại có một người ĐTĐ có biến chứng bàn chân buộc phải cắt cụt chi. Vì thế, các chuyên gia y tế khuyên rằng, cần hết sức lưu ý với những triệu chứng của bệnh lý bàn chân ở người ĐTĐ như: đau cách hồi, đau về ban đêm, da bàn chân đỏ, bóng nhẫy, mất lông ngón chân, móng dày lên, xanh tái khi giơ chân lên…
Trong đó triệu chứng đau cách hồi là triệu chứng điển hình nhất. Đau cách hồi đặc trưng bằng cơn đau âm ỉ hoặc đau co cứng lại như bị chuột rút, đa phần xảy ra ở bắp chân. Đau chỉ xảy ra khi đi bộ và hết khi người bệnh ngừng đi bộ mà không cần phải ngồi xuống. Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng bàn chân là kiểm tra đường huyết định kỳ 6 tháng/lần, phát hiện sớm bệnh và kiểm soát chặt chẽ chỉ số đường huyết và HbA1c (chỉ số phản ánh mức độ biến chứng của bệnh ĐTĐ), để phòng ngừa biến chứng.
Một tín hiệu vui cho người bệnh ĐTĐ khi thảo dược Dây thìa canh nổi tiếng trên thế giới với tên Gurma buuti, nghĩa là “kẻ hủy diệt đường” đã được tìm thấy tại Việt Nam vào năm 2006. Nhiều nghiên cứu uy tín trên thế giới đã chứng minh hoạt chất Gymnema trong Dây thìa canh có tác dụng giúp hạ đường huyết, ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu, giảm HbA1c, ngăn ngừa các tổn thương do biến chứng ĐTĐ. Hiện nay dây thìa canh đã được ứng dụng trong nhiều sản phẩm trên thị trường, tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn Dây thìa canh chuẩn hóa và nhà sản xuất uy tín, chất lượng, ví dụ như TPCN Diabetna của công ty Nam Dược - Công ty Dược vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải vàng chất lượng quốc gia.