Móng tay có đốm màu trắng hoặc vàng: Khi móng tay có những triệu chứng này, nhiều người thường chủ quan cho rằng mình đang thiếu vitamin cần thiết hay protein. Tuy nhiên, dấu hiệu này cho thấy móng tay đã nhiễm một loại nấm nào đó, thậm chí các bác sĩ cũng đã đưa ra cảnh báo đây là một trong những triệu chứng của rối loạn tuyến giáp. Còn khi móng tay xuất hiện những đốm màu vàng, có thể do chất độc trong thuốc lá gây ra đối với người có hút thuốc lá và dùng thuốc kháng sinh quá nhiều hay liều cao trong đợt điều trị bệnh.
Xuất hiện rãnh ngang: Nếu cơ thể chúng ta bị suy nhược cả về thể chất và tinh thần, hay do không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin, đặc biệt là thiếu sắt nên cũng có thể gây ra những dấu hiệu trên. Khi các dấu hiệu tăng dần lan rộng ra cả móng tay có thể bạn đã bị một bệnh truyền nhiễm và điều đó làm cho móng tay không thể dài ra được.
Móng tay có màu nhợt nhạt: Nó báo hiệu bạn đang bị nhiễm trùng một bộ phận nào đó bên trong cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu bạn đang bị thiếu ôxy, thiếu máu, thiếu sắt, bệnh gan hoặc bệnh tim. Khi móng tay xuất hiện thêm nhiều đốm nhỏ màu trắng xanh thì bạn hãy cẩn trọng với bệnh tim.
Móng tay giòn, dễ gãy: Khi cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, stress kéo dài khiến móng tay bị gãy, điều này báo hiệu bạn đang bị rối loạn tuyến giáp, nội tiết tố bị suy giảm. Còn đơn giản hơn chỉ là cơ thể bạn đang thiếu vitamin C, axit folic hoặc sắt…
Xuất hiện đốm đen hoặc nâu: Thông thường các triệu chứng này báo hiệu hormone trong cơ thể bạn đang bị rối loạn, thậm chí có thể đó là dấu hiệu của một loại ung thư. Nếu trong trường hợp các đốm nâu tạo thành một sọc thẳng có thể bạn đang bị thiếu máu nghiêm trọng, bệnh suy tim sung huyết, bệnh gan, suy dinh dưỡng hoặc suy nhược cơ thể cả về thể chất lẫn tinh thần.
Móng tay bị biến dạng: Thói quen cắn móng tay không chỉ gặp ở trẻ em mà ngay cả ở người lớn những lúc gặp khó khăn, tâm trạng lo âu, bất an hay trong giai đoạn bỏ thuốc lá. Đây chỉ là những thói quen thông thường, nhưng nếu hành vi này xuất hiện nhiều lần trong ngày cộng với việc bứt tóc hoặc tâm trạng bất ổn hay cáu gắt, đập phá thì bạn nên gặp các bác sĩ và chuyên gia tâm lý để khắc phục thói quen xấu này.