Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công

ANTĐ - Ngày 16-9, phóng viên Báo An ninh Thủ đô tìm về nhà bà Phạm Thị Phú (xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) - người gây xôn xao dư luận với "chiêu" giẫm đạp lên cơ thể người có thể giúp chữa bách bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư (!?)

Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 1Nhà bà Phú nằm trên khoảng đất rộng chừng 1.000m2 thuộc xã Vinh Sơn (TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên), cổng vào có ba-ri-e kiểm soát ô-tô ra vào, xung quanh thưa thớt hộ dân. Theo lãnh đạo xã Vinh Sơn, trước đây bà Phú từng "hành nghề" ở phường Thắng Lợi, phường Mỏ Chè và mới chuyển tới xã này vài năm gần đây
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 2Ô-tô, xe máy của người bệnh để chật kín khuôn viên vườn, ngoài cổng nhà bà Phú
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 3Từ cổng nhìn vào là khu sân khá rộng có mái che và bao quanh bởi các mành tre
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 4Sau mành tre là hàng trăm người ngồi, nằm la liệt chờ tới lượt được "cô" Phú chữa trị. Những người đến đây đều với mục đích chữa bệnh, tuy nhiên bà Phú cho biết: "Tôi chỉ xoa bóp, mát-xa theo chứng chỉ hành nghề và giấy phép kinh doanh được cấp, chứ không hề có khám chữa bệnh gì ở đây" (!?)
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 5Người đến "xoa bóp" phải mang theo CMND, điền thông tin vào phiếu để lấy số thứ tự và chờ đến lượt. Mỗi ngày, bà Phú cho biết "chỉ" tiếp nhận xoa bóp cho 100-150 người
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 6"Cô" Phú (áo xanh, đứng cầm micro) gọi các "khách hàng" xếp hàng vào để được cô "tác động lực". Thường mỗi lượt có khoảng 30 người được gọi vào xoa bóp
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 7Những người vào xoa bóp được yêu cầu ngồi khoanh chân, xắn quần qua đầu gối và đặt tay theo tư thế ngồi thiền, trước mặt trải một khăn tắm
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 8
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 9"Cô" Phú bắt đầu thực hành "chiêu" xoa bóp của mình. Bắt đầu từ đầu, cổ...
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 10
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 11...rồi tác động lực tới phần lưng theo cả tư thế "khách hàng" nằm, ngồi và đứng

Video bà Phú "tác động lực" cho khách

Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 12Cuối cùng là động tác giẫm lên lưng "khách hàng" và ấn thật mạnh, với sự giúp đỡ của 2 nhân viên tại cơ sở. Bà Phú cho biết đây là 2 người từng mắc bệnh (người nam giới bị mờ 2 mắt còn người nữ bị bệnh về máu), được xoa bóp nay đã khỏe mạnh và tình nguyện ở lại hỗ trợ bà Phú trong việc trị liệu cho khách, được trả lương khoảng 2 triệu đồng/tháng/người

Video "chiêu" giẫm chân lên người "khách hàng" để điều trị của bà Phú

Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 13Quá trình bà Phú "tác động lực" cho mỗi khách kéo dài khoảng 15 phút. Những người bị đau ở đâu trên cơ thể sẽ nhờ "cô" Phú tác động lực trực tiếp. (Trong ảnh: "Cô" Phú "khuyến mại" xoa bóp tay cho một bà Trần Thị Hoa (ở phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội)
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 14Trước đó, khi ngồi chờ tại sân nhà "cô" Phú (áo xanh, bìa trái), bà Trần Thị Hoa (bìa phải) cũng được "cô" xoa bóp, thăm hỏi. Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Hoa nói: "Tôi bị thoái hóa thoát vị đĩa đệm đa tầng chèn dây thần kinh. Đi bệnh viện bảo mổ nhưng tôi không mổ. Sau đó, bệnh lan sang các khớp tay, bị vảy nến khắp người, các khớp xương bị mủn ra, móng tay bị sùi ra, phải ngồi xe lăn không đi lại được suốt 4 năm qua. Tôi lên đây điều trị ở đây được 20 ngày, được "cô" Phú tác động lực, xoa bóp, không dùng 1 viên thuốc nào, giờ máu huyết lưu thông, tôi có thể đi lại được, tự cầm thìa ăn cơm được chứ không phải nhờ người đút ăn như trước". Đi cùng bà Hoa, ông Lê Mạnh Cường (chồng bà Hoa) cho biết: "4 năm qua tôi đưa vợ đi khắp các bệnh viện chữa không khỏi. Nghe mọi người truyền miệng mách tới đây, sau 20 ngày được "cô" Phú xoa bóp, giờ vợ tôi có thể nhúc nhích đi lại được, tự ăn được".
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 15Bà Trần Thị Hoa giơ 2 bàn tay bị sùi các đầu móng tay và cho biết sau 20 ngày được "cô" Phú xoa bóp, một số ngón đã trở lại bình thường (!?)
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 16
Bảng nội quy tại cơ sở tẩm quất Ban Mai do bà Phạm Thị Phú làm chủ. Trong đó đáng chú ý là thông tin giá dịch vụ: 5.000 đồng/lượt/người. Nhiều người đến đây điều trị cho biết, bà Phú không thu thêm bất cứ khoản gì, gần như là hoàn toàn miễn phí
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 17Những người chờ vào điều trị nghỉ trưa tại 2 gian nhà rộng khoảng 60m2 trong nhà bà Phú. Số còn lại (chưa có phiếu thứ tự) vẫn phải ngồi chờ ngoài sân. Nhà bà Phú không nhận "khách" ngủ lại qua đêm. "Khách" đến xoa bóp phải tự lo ăn uống, chỗ ngủ. Đa số người đến đây đều mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo, thời gian lưu trú để xoa bóp lên tới 20-30 ngày liền
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 18Khu bếp dành cho những người khách có nhu cầu tự nấu nướng. Theo lời vợ ông Vũ Văn Toản (ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương), chồng bà bị ung thư dạ dày 2 năm nay, bệnh viện U bướu trung ương và bệnh viện Hải Dương trả về. "Năm ngoái, tôi đưa chồng lên đây điều trị 3 lần, một lần 25 ngày, 1 lần 27 ngày còn lần cuối là 45 ngày. Điều trị xong về thấy đỡ, chồng tôi có thể đi được xe máy. Nhưng năm nay chủ quan không lên nhà "cô" Phú, bệnh tái phát nên giờ lại phải đưa lên. "Cô" Phú nói bệnh chồng tôi nặng quá rồi, không thể chữa khỏi. Nhưng có bệnh phải vái tứ phương chú à...", vợ ông Toản tâm sự. (Trong ảnh: Vợ ông Toản (xin giấu tên) mua bếp ga và bình ga, nấu bữa trưa cho chồng tại khu bếp nhà bà Phú).
Cận cảnh chiêu "mát-xa chữa bách bệnh" của "cô" Phú Sông Công ảnh 19Trước dư luận về việc mở cơ sở khám chữa bệnh trái phép, bà Phú cho biết, mình chỉ xoa bóp, bấm huyệt, mát-xa cho các "khách" có nhu cầu chứ không khám chữa bệnh. (Trong ảnh: Bà Phú trưng giấy chứng nhận khóa "Xoa bóp bấm huyệt" (kéo dài từ 25-8 đến 22-9-2006) do Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa cấp năm 2006 và Chứng nhận chuyên môn do Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cấp năm 2012, khóa học Nhân viên kỹ thuật xoa bóp kéo dài 2 tháng. Theo lời bà Phú, bà hành nghề này đã được 12 năm