
Purin (hợp chất hóa học đặc biệt được tìm thấy trong một số thực phẩm) được phân hủy thành acid uric. Một chế độ ăn giàu purin từ nguồn nào đó có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút.
Những người thừa cân dễ có nguy cơ mắc bệnh gút nên duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh bằng cách tập thể dục vừa phải hàng ngày và điều tiết lượng chất béo và calo mà cơ thể hấp thu.
Các loại thực phẩm bạn nên hạn chế ăn (chứa hàm lượng purin cao):
Thịt nội tạng như gan, thận, lá lách và óc (lợn, bò…)
Các loại thịt xông khói, thịt bò, thịt lợn, thịt cừu
Bất kỳ loại thịt nào khác với số lượng lớn
Cá cơm, cá mòi, cá trích, cá thu và sò điệp
Nước xốt
Bia
Các loại thực phẩm nên ăn ở mức vừa phải, thỉnh thoảng dùng (chứa hàm lượng purin tương đối cao nhưng không làm tăng nguy cơ bệnh gút):
Cá và hải sản (trừ các loại hải sản có hàm lượng purin cao)
Bột yến mạch, bột mỳ và mầm lúa mì
Các loại thực phẩm an toàn khi ăn (chứa hàm lượng purin thấp):
Các loại rau xanh, cà chua
Trái cây, nước ép trái cây
Bánh mì và ngũ cốc mà không phải là ngũ cốc nguyên hạt
Bơ, pho mát và trứng
Sô cô la và ca cao
Cà phê, trà và đồ uống có ga
Bơ đậu phộng và các loại hạt
Các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ bệnh gút:
Sữa ít chất béo hoặc không có chất béo
Sữa chua ít béo
Như vậy, nếu đã từng bị một cơn gút tấn công hoặc bị tăng acid uric trong máu, bạn nên giảm tiêu thụ các loại thịt, hải sản và rượu.