- Kỳ vọng tân Chủ tịch nước sẽ có nhiều dấu ấn mới
- ĐBQH lo ngại: "Không ăn thì chết, ăn thì bệnh tật hên- xui"
- Học tập Bác Hồ
Trước đó, nhiều ĐBQH lo lắng về thực trạng mất an toàn thực phẩm, thực phẩm bẩn đầu độc người dân hiện nay và cho rằng đây là mối đe dọa nên mỗi gia đình Việt. Nói về vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Chính phủ và các bộ ngành đều nhận thức rõ yêu cầu của người dân và cảm nhận ngay từ chính những người xung quanh mình. Chính vì thế Bộ Nông NN&PTNT đã cùng với các bộ ngành liên quan nỗ lực phối hợp thực hiện.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát phát biểu trước Quốc hội
“Chúng tôi đang tập trung kiểm soát việc sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh. Vừa qua chúng tôi tập trung xử lý chất cấm mà dư luận đang bức xúc. Bước đầu khá thành công và đã giảm mạnh, triệt được nguồn nhập khẩu vào trong nước. Đến nay việc sử dụng trong các cơ sở sản xuất thức ăn hầu như rất ít, chỉ còn một số trang trại, hộ chăn nuôi lẻ.
Chúng tôi đang cùng với Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Công an xử lý tiếp và bắt tay vào chấn chỉnh việc sử dụng kháng sinh và buôn lậu thuộc bảo vệ thực vật. Làm từng việc một và triệt để. Tiếp theo là hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình an toàn, xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và thông báo cho nhân dân biết”- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nói.
Dẫn chứng cụ thể hơn về việc kiểm soát này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, trong 5 tháng vừa qua Bộ NN&PTNT đã lấy gần 6.000 mẫu phân tích, số mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép là 5,17%, số mẫu thịt có dư lượng thuốc kháng sinh, chất cấm vượt mức cho phép là 1,92%.
“Như vậy đa số thực phẩm của chúng ta là an toàn nhưng nhân dân không biết nên có cảm giác là tất cả không an toàn. Vì thế có vấn đề rất lớn nên chúng tôi đang chỉ đạo là phải để làm sao giúp cho nhân dân biết được và yên tâm để tiêu dùng và tiếp tục ngăn chặn sản xuất thực phẩm không an toàn” – Bộ trưởng Cao Đức Phát “chốt” lại vấn đề này.
Còn về vấn đề phát triển ngành nông nghiệp nói chung, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, để tạo sự chuyển biến mạnh hơn trong thời gian tới thì “đã đến lúc chúng ta phải có một cuộc cải cách lần 2 với nông nghiệp”.