- Hướng dẫn chi trả tiền lương, phụ cấp cho công chức tại đơn vị mới
- Bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thế nào?
Nghị định 170/2025/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có quy định bãi bỏ các nội dung liên quan về công chức cấp xã tại Nghị định số 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ (quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố).
Luật Cán bộ, công chức đã liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ trung ương đến cấp xã để thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ trung ương đến cấp xã, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh.
Quy định chuyển tiếp cán bộ, công chức cấp xã theo quy định được chuyển thành cán bộ, công chức theo quy định mới của Luật Cán bộ, công chức nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện về trình độ đào tạo mà không yêu cầu về thời gian công tác, tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức.
Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính quy định: “Giữ nguyên chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp đơn vị hành chính mà vẫn là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong thời gian 6 tháng kể từ khi có văn bản bố trí công tác.
Sau thời gian này, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật”.
Quy định liên quan về công chức cấp xã tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP bao gồm: chức danh, số lượng công chức cấp xã; tiêu chuẩn, tuyển dụng; tiền lương, phụ cấp, chế độ chính sách; điều động, chuyển công tác...