- Ba Lan tuyên bố giúp Ukraine tự vệ nếu xung đột gia tăng
- Quân Mỹ tại châu Âu muốn “hàng khủng” hơn để đối phó với Nga
- Đức khẳng định Ukraine chưa thể trở thành thành viên NATO
Warsaw đã công bố kế hoạch này ngay sau khi tuyên bố họ sẽ trao các hợp đồng trị giá nhiều tỷ zloty (1 USD bằng 3,71 zloty tiền Ba Lan) cho các tập đoàn Airbus và Raytheon của Mỹ để mua máy bay trực thăng và tên lửa phòng không Patriot.
“Ba Lan nhắm đến việc giữ vai trò là quốc gia đứng đầu khu vực và tập hợp các quốc gia đồng minh đông Âu khác đằng sau mục đích tăng cường hợp tác khu vực trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh”, giáo sư Marek Jablonowski, một nhà khoa học chính trị thuộc Đại học Warsaw, cho biết.
Kế hoạch sẽ liên quan đến 4 nước thuộc Nhóm Visegrad gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary, cùng với các quốc gia Baltic là Litva, Latvia và Estonia, ngoại trừ Romania và Bulgaria, Đại tá Jacek Sonta, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ba Lan, nói với nhật báo kinh doanh địa phương Puls Biznesu.

Lính Mỹ cùng hệ thống tên lửa phòng không Patriot triển khai tại Ba Lan
Trong khi đó, một mục tiêu khác của việc huy động nguồn vốn này sẽ là nhằm tăng cường chỗ đứng của các doanh nghiệp quốc phòng Ba Lan tại các thị trường đông Âu khác, Defense News cho biết hôm 25-4.
Trong khi không rõ loại vũ khí và trang thiết bị quân sự nào mà các doanh nghiệp quốc phòng Ba Lan có thể cung cấp cho các chính phủ quan tâm, một số ví dụ gần đây nhất về những thỏa thuận như vậy có thể chỉ ra những lĩnh vực quan tâm.
Hồi tháng 9-2014, Bộ Quốc phòng Litva đã ký một thỏa thuận với nhà sản xuất vũ khí Mesko của Ba Lan tại triển lãm công nghiệp quốc phòng MSPO ở Kielce để mua các hệ thống phòng không sách tay tầm ngắn GROM.

Xe tăng Nga bị cáo buộc đã triển khai sang miền đông Ukraine
Trước đó, các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, quyết định của Ba Lan về việc mua tên lửa Patriot của Mỹ là một sự nhắc nhở đối với Nga rằng, theo Điều 5 của Hiến chương NATO, một cuộc xâm lược vũ trang đối với một hay nhiều quốc gia NATO sẽ được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
Ukraine và các nước phương Tây cáo buộc Nga can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine. Tuy nhiên, Moscow đã bác bỏ cáo buộc này và cho rằng họ không có liên quan gì đến các sự kiện ở miền đông Ukraine, không cung cấp vũ khí cho lực lượng ly khai ở đó, không tham gia vào “cuộc xung đột nội bộ của Ukraine” và đang nỗ lực nhằm sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế đang diễn ra tại nước này.