- Ấn Độ phóng thử thành công vũ khí hủy diệt sân bay thông minh
- Ấn Độ thử tên lửa hành trình cận âm Nirbhay thất bại do bay chệch hướng
- Ấn Độ thất bại "cay đắng" trong thử nghiệm tên lửa hành trình Nirbhay
Một quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết: "Sau khi xem xét chương trình Nirbhay hồi tuần trước, bộ trưởng quốc phòng đã giành cho Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) thêm 16 tháng nữa (đến tháng 6-2018) để nỗ lực phát triển chương trình này".
Tuy nhiên, các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, những vấn đề kỹ thuật sẽ khiến chương trình phát triển tên lửa hành trình Nirbhay không thể hoàn thành trong thời gian này.
Một vụ phóng thử tên lửa hành trình Nirbhay của Ấn Độ
Một nhà khoa học DRDO giấu tên nói rằng, vụ thử thất bại hôm 21-12 vừa qua xảy ra "do động cơ bị mất lực đẩy vài phút sau khi được phóng và hệ thống kiểm soát bay và các phần mềm khác cũng không hoạt động".
Ngay sau khi phóng từ bãi thử nghiệm tích hợp ở ngoài khơi bờ biển Odisha, tên lửa đã bị phá hủy ở trên không khi nó thay đổi đường bay một cách nguy hiểm ở gần bờ biển Vịnh Bengal.
Phòng thí nghiệm phát triển hàng không của DRDO đã phát triển tên lửa Nirbhay từ năm 2004. Tên lửa hành trình 2 giai đoạn này có thể mang được 1 đầu đạn hạt nhân và bay xa 1.000km. Nirbhay có thể được phóng từ đất liền, trên biển hoặc trên không.
Ban đầu, tên lửa được dự kiến biên chế hoạt động trong năm 2016, nhưng các vụ thử nghiệm liên tục thất bại làm cho kế hoạch này không thể thực hiện được.