- Đầu tư công: Nguồn lực thì ít nhưng lại dàn trải, còn cơ chế xin - cho
- 2.000.000 tỷ đồng vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020

Hà Nội đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế
Theo đánh giá của Sở KH-ĐT, trong 10 tháng đầu năm 2016, TP Hà Nội vẫn giữ nhịp tăng trưởng tốt. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố năm 2016 ước tăng 8,03% - là mức tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây; thu ngân sách ước đạt gần 174 nghìn tỷ đồng, bằng 102,6% so với dự toán, tăng 16,2% so với năm 2015.
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã thu hút 445 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 2,8 tỷ USD (tăng 2,6 lần so với năm 2015), trong đó có một số dự án lớn thuộc các lĩnh vực được đánh giá là thế mạnh và ưu tiên thu hút đầu tư về công nghệ, môi trường, tài chính như: dự án Trung tâm nghiên cứu, phát triển Samsung (300 triệu USD); dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống (227 triệu USD); dự án Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam (134 triệu USD). Bên cạnh đó, Hà Nội đã giới thiệu 52 dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP và 43 dự án theo hình thức xã hội hóa với tổng số vốn khoảng 711 nghìn tỷ đồng.
Theo ông Trần Ngọc Nam, đây cũng sẽ là những kênh thu hút đầu tư được thành phố chú trọng để bù đắp lại phần ngân sách bị cắt giảm sau khi Trung ương điều tiết tỷ lệ phân bổ ngân sách từ 42% xuống còn 35% trong năm 2017. “Khó khăn như vậy, nhưng vẫn phải đảm bảo các mục tiêu”, ông Nam nói và cho biết, cùng với việc đa dạng các nguồn lực, tăng cường xã hội hóa, thành phố sẽ rà soát, tập trung nguồn vốn vào các dự án cần ưu tiên để đảm bảo hiệu quả cao. Cùng với đó, thành phố tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho doanh nghiệp về thủ tục hành chính, kết nối ngân hàng, mở rộng thị trường…