Xử lý nghiêm các sai phạm

(ANTĐ) - Tiếp tục thực hiện các kế hoạch công tác năm 2009, trong đó tập trung vào công tác giữ gìn TTATGT đặc biệt là trong mùa mưa bão, Phòng CSGT đường thủy đã lên phương án tập trung rà soát các tuyến đường sông trên địa bàn thành phố nhằm xác định những điểm có nguy cơ bị sạt lở, sụt lún.

Phòng CSGT đường thủy - CATP Hà Nội:

Xử lý nghiêm các sai phạm

(ANTĐ) - Tiếp tục thực hiện các kế hoạch công tác năm 2009, trong đó tập trung vào công tác giữ gìn TTATGT đặc biệt là trong mùa mưa bão, Phòng CSGT đường thủy đã lên phương án tập trung rà soát các tuyến đường sông trên địa bàn thành phố nhằm xác định những điểm có nguy cơ bị sạt lở, sụt lún.

Những điểm sạt lở đê đều được CSGT đường thủy cùng các đơn vị chức năng tiến hành kè đá, tránh gây sạt lở

Những điểm sạt lở đê đều được CSGT đường thủy cùng các đơn vị chức năng tiến hành kè đá, tránh gây sạt lở

Theo đó, tại hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống, sông Đà… nằm trên địa phận thành phố Hà Nội sẽ được các đội CSGT đường thủy theo chức năng và nhiệm vụ ở từng khu vực tập trung tuần tra kiểm soát, phát hiện và khắc phục các sự cố nảy sinh.

Khi phát hiện những điểm, tuyến sông có nguy cơ sụt lún hoặc bị tác động bởi những yếu tố có thể dẫn tới việc sụt lún đất, gây nguy hiểm đến hành lang đê điều thì Phòng CSGT đường thủy kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị chức năng để khắc phục sự cố, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Trước đó, ngày 31-7, lực lượng CSGT đường thủy CATP  trong quá trình tuần tra kiểm soát địa bàn đã phát hiện tại bãi hữu sông Đuống thuộc tổ 34, 35 của phường Ngọc Thụy, Gia Lâm nằm cách chân đê sông Đuống khoảng 1.200m đã bị sạt lở, gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của những hộ dân sống tại khu vực trên.

Theo khảo sát của các đơn vị chức năng, điểm sạt lở kéo dài khoảng 87,5m, với độ chênh cao từ 4 đến 5m. Chiều rộng khối sạt lở có chiều dài từ 7 đến 12m. Những vết sạt lở này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 9 hộ dân đang sinh sống trên địa bàn trong khu vực sạt lở. Để đảm bảo an toàn cho những hộ dân này cũng như đảm bảo TTATGT, có điều kiện khắc phục sự sụt lún, sạt lở.

Phòng CSGT đường thủy đã phối hợp với Hạt Quản lý đê số 5 và UBND phường Ngọc Thụy tiến hành vận động, cưỡng chế số hộ dân đang sinh sống tại khu vực trên ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm. Những điểm sạt lở sẽ được các cơ quan chức năng tiến hành dùng thuyền chở đá đến kè đê, đóng cọc nhằm giữ không cho đất bị sạt lở xuống sông.

Trao đổi với PV Báo ANTĐ, Thượng tá Khuất Duy Kiều -Trưởng phòng CSGT đường thủy cho biết, ngoài việc phát hiện các sự cố về sụt lún, sạt lở đê điều, lực lượng CSGT đường thủy còn tập trung vào công tác tuần tra đảm bảo ATGT trên các tuyến sông Thủ đô. Những phương tiện tàu thuyền không đủ các tiêu chuẩn về đăng ký đăng kiểm, hệ thống phòng chống cháy nổ cũng như các thiết bị an toàn sẽ bị CSGT đường thủy kiên quyết không cho lưu thông.

Bên cạnh đó, quá trình tuần tra kiểm soát, những hệ thống cọc tiêu, các thiết bị hướng dẫn luồng lạch cho tàu thuyền cũng sẽ được Phòng CSGT đường thủy đề xuất, kiến nghị và phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành sửa chữa, bổ sung thay mới nếu như bị hư hỏng. Ngoài những biện pháp trên, để đảm bảo an toàn cho những hành khách sang sông, Phòng CSGT đường thủy cũng đã rà soát và kiểm tra những bến đò ngang hoạt động chở khách ngang sông.

Với những bến đò “lậu”, không có chứng chỉ hành nghề, không đủ các thiết bị phao cứu sinh, áo phao, chở quá trọng tải cho phép, chở không đúng công năng… đều sẽ bị lực lượng CSGT đường thủy xử lý triệt để. Những khu vực khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng trái phép hoặc lấn chiếm diện tích, làm ảnh hưởng đến hành lang đê điều cũng sẽ bị các cơ quan chức năng đóng cửa.

Hoàng Phong