Lễ rước vua giả diễn ra vào ngày 10-2 (tức ngày 11 tháng Giêng âm lịch) tại thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội.
Tương truyền, An Dương Vương được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ thành Cổ Loa nhưng do ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bay về trời. Thiếu bàn tay chăm chỉ, thành lũy đắp mãi không xong.
Phải đến khi vị thần Huyền Thiên Trấn Vũ biết chuyện ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn, nên việc xây thành Cổ Loa mới trọn vẹn.
Để ghi nhớ công đức của thần, nhà vua cho xây dựng đền Sái, thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ. Hằng năm, vào mùa xuân nhà vua lại đích thân xa giá về bái yết tại đền. Sau này, việc đi lại khó khăn, tốn kém nên nhà vua ban chiếu cho làng Thụy Lôi thực hiện nghi lễ này. Từ đó lễ hội rước “vua giả” hay còn gọi là lễ rước “vua sống” được nhân dân tụ hội ra xuân.
Hình ảnh lễ rước "vua sống" trong ngày hội tại làng Thụy Lôi.
Trai tráng rước "vua sống" từ làng đến đền Sái
Quanh kiệu rước là dân làng đi theo trịnh trọng
Đội "tốt đỏ nhí" dẫn trước lọng kiệu
Quan được rước bằng võng che lọng
Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ.
Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa.
Đoàn rước kéo dài cả cây số
Năm nào cũng vậy, nhân dân tưởng nhớ truyền thống tốt đẹp đã tề tự
về dự hội rất trang nghiêm cùng lễ rước
Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc,
công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.
Hàng năm, vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch, lễ rước "vua sống" lại diễn ra
Kiệu rước vào đền Sái
Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn
nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ được thờ
trên núi Sái một hòn của Thất Diệu Sơn.
Kiệu chúa đi trong hàng trai tráng hô vang dẹp đường
Nghi lễ tế tổ trước khi vua giả và chúa giả chính thức bắt đầu từ đền Sái về đình làng.
Tứ trụ triều đình gồm có quan Thự vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ.
Vào vai là những cụ cao niên, có danh vọng trong làng.
Trước khi "vua" làm lễ, nhà chùa phải cầu an để xin hành lễ