Vào vùng cấm xem “đào” cổ vật

ANTĐ -Những giá trị khảo cổ đang dần hiện ra giữa lòng Hà Nội sau nhiều ngày kỳ công đào bới. Những tấm bạt quây dần được dỡ bỏ và tất cả sẽ hé lộ
Cầu vượt Liễu Giai cắt Hoàng Hoa Thám đã triển khai từ lâu. Cũng bởi việc giải phóng mặt bằng chưa đến nơi đến chốn, cộng với việc phát hiện một số cổ vật được cho có giá trị với ngành khảo cổ nên qua gần 3 năm đến nay công trình mới chỉ “đi” được nửa đường.

Sự tiến thoái lưỡng nan giữa khảo cổ và công trình, giữa người dân không thuộc diện tỏa, và người dân bị giải tỏa đã không ai chịu ai làm cho cuộc sống chung của nút giao thông này trở nên khổ hơn bao giờ hết.

Cảnh tượng sinh hoạt cùng với công trường, nhà phá, hố đào…tan hoang, ngổn ngang khiến cho người ta bức bối. Và tất thảy đều mong rằng, mọi thứ sẽ kết thức thật nhanh để người ở lại bắt vào nhịp sống mới, còn người ở đi qua nút giao thông được thoát cảnh bụi bặm, ùn tắc…

Công trình và khảo cổ, di dời và ở lại lẫn lộn cho nên nút giao thông nàu chậm trễ,
mãi không hoàn thành gây khổ cho người dân

Một ngày khảo cổ lại kết thúc


Nhà không phải di dời sống trong bức bối, vì bùn đất, phá dỡ...kéo dài mấy năm nay


Hy vọng ngành khảo cổ sẽ tìm được cổ vật có giá trị cho khảo cổ học

"Ngõ khảo cổ" quây bạt vùng cấm

Công trình chậm, khảo cổ chưa xong nên giờ thành vườn rau

Cảnh tượng ngổn ngang...

...người dân tìm cách chắp vá tạm bợ để đợi khi công trình "đẹp" đã, lúc ấy làm gì thì làm.

Người dân thì chỉ biết chịu đựng, chờ đợi, và thất vọng...

...và sống trong gạch phế thải...

Nơi công trình đi qua


Những đứa trẻ sống trong lòng công trình


Nhà còn lại không thuộc diện di dời thì "di người" để tạm tránh sự ô nhiễm

Phá dỡ và sinh hoạt lẫn lộn cho nên những nguy hiểm luôn rình rập, đe dọa